Nguồn : Hiệp hội kính và thuỷ tinh Việt Nam – Tài liệu : Cẩm nang sử dụng kính trong xây dựng
KÍNH CHỨC NĂNG (PROCESSED GLASS/ FABRICATED GLASS/ FUCTIONAL GLASS)
Ngoài các sản phẩm kính nguyên liệu/ kính cơ bản, được sản xuất từ nguyên liệu thông qua quy trình nấu chảy và làm nguội như đã trình bày ở chương 2, các sản phẩm kính còn lại được gọi là các sản phẩm kính chức năng (hay còn gọi là kính gia công, sản phẩm sau kính).
Sản phẩm kính chức năng là các sản phẩm qua quá trình gia công xử lý, được thêm các tính năng mới như chịu nhiệt, tiết kiệm năng lượng, an toàn…
Sản phẩm kính chức năng bao gồm kính được xử lý nhiệt (gồm kính bán tôi và kính tôi), kính tôi hóa học, kính phủ, kính dán, kính uốn cong, kính trang trí và gương. Những sản phẩm kính chức năng này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cho các ứng dụng kiến trúc khác nhau. Mỗi loại đều có các tính chất và đặc trưng sử dụng riêng.
3.1. QUY TẮC ĐÁNH SỐ BỀ MẶT
Để giúp mô tả các sản phẩm kính, các hình minh họa được trình bày dưới đây (từ hình 3.1 đến hình 3.4) cho thấy cách đánh số bề mặt, thuận lợi cho việc tham khảo, cũng như các thành phần của sản phẩm kính chức năng điển hình. Quy tắc đánh số bề mặt có thể sử dụng cho các tấm kính đơn lớp (kinh stooi, kính phủ, kính gương) hoặc các loại kính khác (kính hộp, kính dán). Việc đánh số bề mặt là một thao tác quan trọng, giúp việc lắp đặt tấm kính đúng theo bản vẽ thiết kế và đảm bảo chức năng của tấm kính trong quá trình sử dụng.
3.2. KÍNH TÔI NHIỆT (HEAT –TREATED GLASS)
Để có khả năng chịu ứng suất nhiệt và ứng suất cơ học tốt hơn và có được các dạng mảnh vỡ đặc trưng trong ứng dụng lắp kính an toán, các sản phẩm kính nổi đã qua ủ phải được xử lý nhiệt. Quy trình được sử dụng rộng rãi nhất cho xử lý nhiệt bao gồm: Kính được cắt thành các sản phẩm kính có kích thước như mong muốn, được chuyển qua lò và được gia nhiệt đồng đều lên nhiệt độ xấp xỉ 6210C. Khi ra khỏi lo, kính nhanh chóng làm mát bằng cách thổi đều không khí lên 2 mặt cùng một lúc. Quy trình làm mát giúp các bề mặt kính có trạng thái nén cao và vùng lõi ở trạng thái kéo. Như vậy kính tôi nhiệt có 2 vùng chịu nén ở trên bề mặt và 1 vùng chịu kéo ở giữa tấm kính. Mỗi vùng chịu nén khoảng 20% độ dày kính, còn lại 60% độ dày kính là vùng chịu kéo ở giữa. Mặt tiếp giáp giữa vùng chịu nén và vùng chịu kéo có ứng suất bằng 0.
Màu sắc, độ trong, thành phần hóa học có khả năng truyền ánh sáng của kính sau khi được xử lý nhiệt vẫn không thay đổi. Tương tự, độc cứng, trọng lượng riêng, hệ số co dãn, điểm hóa mềm, độ dẫn nhiệt, độ truyền năng lượng của kính vẫn giữ nguyên. Riêng các tính chất cơ lý như: độ bền uốn, độ bền kéo, khả năng chịu ứng suất nhiệt và sốc nhiệt được nâng cao rõ rệt. Dưới một tải trọng đồng đều, kính tôi nhiệt cứng hơn kính thường với cùng kích thước và độ dày.
Kính tôi nhiệt được chia thành hai loại sản phẩm: Kính gia cường nhiệt (kính bán tôi) và kính tôi nhiệt an toàn (kính tôi) , được phân biệt thông qua ứng suất nén dư bề mặt hoặc cạnh. Hầu hết các lò tôi đều có thể sản xuất được cả hai loại kính này bằng cách điều chỉnh nhiệt độ lò, nhiệt độ ra của kính, thời gian lưu trong lò, thể tích và áp suất khí làm nguội.
3.2.1. Sản xuất
Có 2 phương cơ bản để sản xuất kính tôi nhiệt theo quy trình làm lạnh bằng không khí. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp tôi ngang trong lò thanh lăn, trong đó kính được chạy trên các thanh lăn ngang qua các công đoạn gia nhiệt và làm lạnh. Ngoài ra, kính tôi nhiệt có thể được sản xuất trong lò tôi đứng, khi đó tấm kính được giữ ở vị trí thẳng đứng bằng kẹp trong quá trình vận chuyển qua công đoạn gia nhiệt và làm lạnh.
Các phương pháp trên đều tạo ra một độ cong vênh nhất định – đây là một đặc tính cố hữu của tất cả các kính tôi nhiệt. Kính được giữ bằng kẹp, sản xuất theo phương pháp tôi đứng, có thể có dạng một cung võng dài hoặc đường cong hình chữ “S” cộng với một số biến dạng nhỏ tại các điểm kẹp. Kính được xử lý nhiệt theo phương pháp ngang sẽ có những gợn sóng đặc trưng gây ra bởi các con lăn.
Các yêu cầu kỹ thuật và quy trình thử nghiệm kính xử lý nhiệt được quy định tại các tiêu chuẩn:
– TCVN 7455 Kính xây dựng. Kính tôi nhiệt (Glass in Building. Thermally toughened glass)
– TCVN 8261 Kính xây dựng. Phương pháp thử. Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm. (Glass in building. Test method for non-destructive photoelastic meansurement of surface and adge stresses in flat glass)
– TCVN 7368 kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phương pháp thử độ bền va đập (Glass in building. Laminated and laminated safely glass. Test methods for impact resistance)
3.2.2. Kính bán tôi (heat – strengthened Glass)
Kính bán tôi (Heat- strengthened Glass) cũng là một sản phẩm quy trình tôi luyện như kính tôi nhưng gia nhiệt và làm nguội theo phương thức riêng.
Kính bán tôi có ứng suất nén bề mặt và cạnh thấp hơn kính tôi, thường là cứng gấp 2 lần so với kính thường cùng độ dày, kích thước và chủng loại. Kích thước và hình dạng của mảnh vỡ của kính bán tôi thay đổi theo độ lớn của ứng suất nén bề mặt và của cạnh đạt được trong quá trình xử lý nhiệt. Kính bán tôi có mức độ ứng suất nén thấp sẽ có xu hướng nứt, vỡ thành các mảnh lớn tương tự như kính thường vỡ. Khi ứng suất nén tăng lên, kích thước của các mảnh vỡ có xu hướng trở nên bé hơn.
Kính bán tôi có ứng suất nén bề mặt khoảng 24MPa đến 52 MPa (Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM C 1048). Dạng mảnh vỡ của kính bán tôi tương đối lớn. Thường thì những mảnh kính vỡ vẫn còn bám vào rãnh lắp kính, ít có khả năng rơi xuống. Kính bị vỡ phải được dỡ bỏ và lắp kính mới ngay để tránh gây nguy hiểm. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, kính bán tôi không phải là loại kính an toàn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn của Anh và Châu Âu BS EN 1863 về sản phẩm kính bán tôi.
3.2.3. Kính tôi nhiệt hoàn toàn (fully tempred glass/ toughened glass)
Kính tôi nhiệt hoàn toàn, sau đây gọi tắt là “kính tôi”, phải đáp ứng TCVN 7455:2004. Theo đó, kính tôi phải có ứng suất nén bề mặt tối thiểu là 69MPa.
Thông thường, kính tôi có ứng suất nén cao hơn gấp 4 lần kính thường và gấp 2 lần kính bán tôi cùng độ dày, kích thước và chủng loại. Khác với kính thường, khi bị vỡ do va đập, kính tôi ngay lập tức vỡ thành các mảnh nhỏ, do đó giảm thiểu khả năng gây nguy hiểm cho con người.
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng yêu cầu kính tôi phải được gắn nhãn cố định bằng logo khắc axit, phun cát, men gốm, hoặc laze nhằm nhận biết nhà sản xuất, loại kính và tiêu chuẩn đáp ứng.
3.2.4. Các lưu ý trong thiết kế
Các chuyên gia thiết kế cần cân nhắc những vấn đề sau khi lựa chọn và xác định các sản phẩm kính được xử lý nhiệt.
Các nhà gia công kính cần được tham vấn để khẳng định khả năng của kết cấu kính có thể đáp ứng các thông số thiết kế hay không. Ứng suất nhiệt, ứng suất cơ học, cũng như độ biến dạng của kính phải được xem xét để đảm bảo yêu cầu sử dụng. Mặc dù kính được xử lý nhiệt đáp ứng được tải trọng gió thiết kế, nhưng độ cong vênh và biến dạng quang học của kính có thể gây ra tâm lý khó chịu cho những người sử dụng đặc biệt khi các loại kính này được phủ lớp phản quang.
Kính bán tôi và kính tôi không thể cắt, khoan, mài cạnh sau khi được xử lý nhiệt. Phun cát, khắc axit hoặc xoi rãnh chữ V cần được tiến hành trước khi xử lý nhiệt. Nếu được tiến hành xử lý nhiệt, sẽ làm giảm độ dày của lớp chịu nén và do đó sẽ làm giảm cường độ của kính. Một số hoa văn in sâu của kính cán không thể xử lý nhiệt được.
Khi quan sát kính xử lý nhiệt trong những điều kiện nhất định, có thể nhìn thấy các hình đốm ngũ sắc hoặc các vết mờ tối. Đây được gọi là hình ảnh trạng thái kéo căng hoặc trạng thái tôi của kính và có liên quan đến các ứng suất được đề cập đến trong quá trình làm lạnh.
Độ phẳng ban đầu của kính hơi bị biến đổi do quá trình xử lý nhiệt, gây ra các hình ảnh phản chiếu bị méo mó. Các biến dạng cong, vênh, gợn sóng do thanh lăn là các đặc tính cố hữu của kính xử lý nhiệt. Mặc dù nhà sản xuất đang từng bước giảm thiểu tình trạng này, chúng vẫn không thể bị loại trừ.
Do kính nóng tiếp xúc với các thanh lăn vận chuyển, sẽ xảy ra một số biến đổi trên bề mặt kính. Các hạt kính vụn trong quá trình cắt và mài cạnh, các mảnh vỡ hoặc bụi cuốn theo không khí từ nhà máy sản xuất, các hạt vật liệu chịu lửa từ vòm lò tôi nhiệt cũng như bụi bẩn trong không khí bên ngoài được đưa vào nhà máy theo không khí làm lạnh có thể bám vào một hoặc 2 bề mặt kính. Tương tự như thế, sự tiếp xúc của bề mặt kính mềm với con lăn vận chuyển có thể làm xước hoặc làm gợn bề mặt kính. Các tình trạng này cảu bề mặt kính về cơ bản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường và không ảnh hưởng đến ngoại quan cũng như cấu trúc của sản phẩm.
Các khuyết tật ngoại quan cũng có thể phóng đại và dễ dàng phát hiện khi áp dụng các lớp phủ cho kính. Sự biến dạng có thể nhìn thấy trong kính phủ kiểm soát năng lượng mặt trời hoặc kính phản quang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện cảnh quan xung quanh. Nếu hình ảnh bị phản chiếu là bầu trời xanh màu đồng nhất, kính sẽ thể hiện cực kỳ bằng phẳng. Nếu cũng kính đó bị phản chiếu nhiều ô cửa của một tòa nhà liền kề, các ô đó sẽ bị biến dạng khi phản chiếu. Các tòa nhà xung quanh và độ phản xạ của kính cần phải đưỡ xem xét kỹ trong giai đoạn thiết kế. Việc lập mô hình kính nguyên mẫu đặt trong điều kiện làm việc cụ thể và cảnh quan xung quanh là rất cần thiết cho sự đánh giá của người sử dụng.
3.2.5. Hiện tượng tự nứt vỡ
Tất cả kính xử lý nhiệt sẽ bị vỡ khi lớp chịu ứng suất nén bị các vết nứt xuyên qua hoàn toàn. Sự hư hỏng bề mặt hoặc mép kính chưa xâm nhập hoàn toàn lớp chịu ứng suất nén vẫn có thể từ từ bị lan truyền bởi các tác động lặp đi lặp lại của gió và nhiệt và gây ra nứt vỡ mà không có lý do. Sự nứt vỡ này có thể xảy ra trong vài ngày, vài tháng hoặc thâm chí lâu hơn sau khi xảy ra hư hỏng.
Đa số sự tự nứt vỡ của kính xử lý nhiệt là do một hoặc tổng hợp của các lý do sau: 1) sự hư hỏng bề mặt hoặc mép kính, 2) vết xước hoặc rãnh sâu, 3) bị bắn vẩy hàn, 4) đạn bắn hoặc sự va đập của các mảnh vỡ do gió mang đến, 5) điểm tiếp xúc kính – kim loại, 6) tải trọng nhiệt hoặc gió, 7) tạp chất trong kính.
Trong quá trình sản xuất kính nổi, các tạp chất có thể bị đưa vào trong thủy tinh nóng chảy. Hầu hết các tạp chất này đều không gây ra các sự cố rõ ràng. Một số có thể còn tồn tại trong trạng thái rắn, mờ đục và xuất hiện như là tạp chất hoặc sạn lẫn trong kính.
Kích thước và tần suất của các tạp chất cho phép được nêu trong TCVN 7455:2004 và các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế tương đương. Các tạp chất được coi như khuyết tật ngoại quan và không làm ảnh hưởng đến công năng của kính trừ các tạp chất sunfua niken (và một số rất ít các loại khác).
Các hạt sunfua niken được hình thành từ các tạp chất giàu Nikel nhue thép không rỉ và dây crom-niken, thường bị đưa vào lò nấu thủy tinh một cách tình cờ cùng với các nguyên liệu khác.
Trong quá trình xử lý kính tôi nhiệt, tạp chất chứa sunfua niken được chuyển thành trạng thái giãn nở không thuận nghịch theo thời gian và nhiệt độ. Nếu tạp chất bị giữ chặt trong kính, tức là không bị bao quanh bởi bọt khí, sự giãn nở này có thể tạo ra ứng suất đủ để gây ra sự tự nuets vỡ vòa một thời điểm sau đó. Vết rạn nứt tạo thành do sự giãn nở của tạp chất nhanh chóng được truyền vào trong kính tôi bởi ứng suất kéo cao tại trung tâm chiều dày của kính. (Xem hình 3.5)
Sự giãn nở của các tạp chất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Kính chịu nhiệt bình quân theo thời gian cao hơn sẽ nứt vỡ sớm hơn kính có nhiệt độ mát hơn khi tất cả các thông số khác đều tương đương. Đối với kính ngoại thất, thời gian để tạp chất đạt đến kích thước lớn nhất cũng khác nhau.
Các nhà sản xuất kính đã thực hiện các biện pháp đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ của tạp chất sunfua niken. Tuy nhiên một lò thủy tinh lớn với công suất tới 700 -800 tấn thủy tinh mỗi ngày, việc loại bỏ hoàn toàn các tạp chất là điều không thể.
Nguy cơ tiềm tàng liên quan đến các tạp chất sunfua niken có thể giảm thiểu bằng việc sử dụng kính bán tôi.Nếu quy chuẩn xây dựng (như lắp kính an toàn, ngăn lửa,…) hoặc các tải trọng thiết kế không yêu cầu kính tôi thì kính bán tôi sẽ là sản phẩm được lựa chọn nhiều hơn. Kính bán tôi sẽ có khả năng chịu được ứng suất nhiệt do sự hấp thu các tia bức xạ mặt trời và các nguyên nhân khác liên quan tới thời tiết. Do ứng suất kéo tại vùng tâm kính bán tôi thấp hơ so với kính tôi nhiệt hoàn toàn, hiện tượng tự nứt vỡ do các tạp chất cơ bản được loại bỏ với điều kiện ứng suất nén bề mặt thấp hơn 52Mpa.
3.3. KÍNH TÔI HÓA HỌC (CHEMICALLY STRENGTHENED GLASS)
Kính tôi hóa học được thực hiện qua quá trình trao đổi ion. Một trong những phương pháp được sử dụng để tôi hóa học kính là ngâm tấm kính trong một bể muối kali natri nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn điểm biến dạng của kính. Trong quá trình ngâm, các ion kali có kích thước lớn hơn sẽ thay thế các ion natri có kích thước nhỏ trên bề mặt tấm kính. Các ion kali có kích thước lớn hơn sẽ “nêm” chặt vào các lỗ trống nhỏ hơn tạo bởi các ion natri.
Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn cho sản phẩm kính tôi hóa học, do vậy có thể tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài, ví dụ tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM C 1422 Tiêu chuẩn kỹ thuật cho kính phẳng tôi hóa học hoặc tiêu chuẩn châu Âu EN 12337 Kính xây dựng. Kính soda – đá vôi – silicat tôi hóa học.
Kính tôi hóa học có thể bền hơn đáng kể so với kính thường, tùy thuộc vào sản phẩm kính, quá trình tôi, mức đọ mài mòn và ứng dụng. kính tôi hóa học thường thay thế cho kính tôi nhiệt khi các ứng dụng đòi hỏi kính rất mỏng, kích thước nhỏ hoặc hình dáng phức tạp.
Mặc dù kính tôi hóa học có thể cắt được sau khi xử lý, nhưng việc đó không được khuyến khích vì độ bền của mép sẽ giảm xuống bằng độ bền kính thường.
Khi bị vỡ do va đập, kính tôi hóa học có dạng nứt vỡ tương tự như kính thường, vì thế, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về kính an toàn đơn lớp. Khi có yêu cầu về lắp kính an toàn, kính tôi hóa học cần được dán nhiều lớp.
3.4. KÍNH PHỦ (COATED GLASS)
Các sản phẩm kính phẳng có thể được phủ các lớp chọn lọc quang phổ trên bề mặt (Kính lọc phổ) để cải thiện các tính chất nhiệt và quang cảu sản phẩm, được sử dụng trong cửa kính các công trình nhà ở, khi thương mại và các phương tiện vận tải. Có hai loại kính lọc phổ cơ bản: Kính kiểm soát năng lượng (kính KSNL/ kính solar control/ kính phản xạ nhiệt) và kính bức xạ thấp ( kính low –e).
Quang phổ mặt trời gồm cực tím (UV) có bước sóng từ 300 – 390nm (1nm = 10-9M), tia nhìn thấy (390 -2100 nm). Sự phân bổ năng lượng trong quang phổ mặt trời là xấp xỉ 2% UV, 46% tia nhìn thấy là 52% IR. (hình 3.6). Tùy theo vùng khí hậu nóng hay lạnh, dải phổ truyền ánh sáng mặt trời lý tưởng qua cửa sổ sẽ khác nhau (hình 3.7)
Kính KSNKMT có các lớp phủ kính kim loại khác nhau có khả năng phản xạ năng lượng mặt trời, tức là, các bước sóng năng lượng từ 300 – 2100 nm cấu thành quang phổ mặt trời (trong trường hợp kính phản quang/ reflective glass), hoặc chỉ phản xạ tia UV và NIR còn cho ánh sáng nhìn thấy đi qua.
- Tiết kiệm năng lượng: Thông qua khả năng phản xạ, hấp thu và bức xạ năng lượng mặt trời, KSNLMT thực chất làm giảm khả năng thu nhiệt mặt trời vào trong nhà. Chi phí phát sinh cho lớp phủ sẽ được bù trừ do giảm quy mô và chi phí vận hàng hệ thống làm mát và cấp nhiệt.
- Đem đến sự thoải mái cho người sử dụng: sự thoải mái sẽ tăng thêm khi khả năng thu nhiệt và độ chói được giảm và nhiệt độ bên trong được kiểm soát dễ dàng hơn.
Để biết them thông tin về kính KSNLMT và tác động của nó đối với quá trình thu nhiệt và thất thoát nhiệt, xem mục 4.7, chương 4. Các lợi ích chính của kính KSMLMT bao gồm:
- Tính thẩm mỹ: Các màu sắc của lớp phủ bạc, xanh trời, đồng, vàng và màu đất, được áp dụng cho một dải rộng các loại kính nổi trắng và màu, cho phép các kiến trúc sư có nhiều lựa chọn trong thiết kế ngoại thất.
3.4.1. Kính bức xạ thấp (low – e)
Kính phủ có độ bức xạ thấp (low – e) có thể có nhiều sự kết hợp khác nhau với các lớp phủ kim loại, oxi kim loại và nittrit kim loại mà gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tất cả lớp phủ low – e đều phản xạ tia năng lượng hồng ngoại xa (FIR). Một số lớp phủ low – e hai lớp (double low – e) còn có thêm độ phản xạ cao đối với các tia hồng ngoại trong quang phổ mặt trời (NIR). Tia FIR có thể được mô tả như bức xạ lại từ các đồ đạc trong phòng đã hấp thu năng lượng mặt trời cũng là một dạng của nhiệt bức xạ.
Mặc dù một số lớp phủ low – e có thể được sử dụng trong các kết cấu kính đơn lớp hoặc kính dán, các lớp phủ sẽ cho hiệu suất tối đã khi được lắp trong kính hộp cách nhiệt ( kính hộp). Vị trí lớp phủ low – e trong kính hộp ảnh hưởng đến hiệu suất sản phẩm. Lớp phủ low – e ở bề mặt thứ 2 (#2) của kính hộp có thể làm giảm sự thu nhiệt từ ánh nắng mặt trời hiệu quả nhất. Bố trí lớp phủ low –e trên bề mặt #3 sẽ làm tăng nhẹ hệ số thu nhiệt lượng mặt trời so với lớp phủ trên bề mặt thứ 2. Tùy theo vùng khí hậu nóng hay lạnh, người ta có thể bố trí lớp phủ trên kính theo các sơ đồ nguyên lý khác nhau. (Hình 3.8)
A, Đối với vùng khí hậu lạnh
ở những vùng có khí hậu lạnh, người sử dụng muốn tăng tối đa sự thu nhiệt từ ánh nắng mặt trời trong khi giảm sự tối thiểu sự thất thoát nhiệt bức xạ. Trong trường hợp này, sơ đồ (a) của hình 3.8 được sử dụng phổ biến với kính hộp sử dụng kính trắng với lớp phủ low – e ở bề mặt #3. Lớp phủ low –e làm giảm sự thất thoát nhiệt qua kính vào mùa đông bởi quá trình phản xạ các tia bức xạ FRI ngược trở lại về phía trong phòng. Hình 3.10 phân tích kỹ sự phản xạ bức xạ mặt trời trong trường hợp này.
Lớp phủ low – e có thể được kết hợp với kính KSNLMT trong kính hộp với đệm khí để tạo ra một hộp kính cách nhiệt có hệ số truyền nhiệt U và hệ số thu nhiệt mặt trời (SHGC) thấp hơn. Do công nghệ ngày càng tiến bộ và do số lượng các tổ hợp của lớp nền và lớp phủ được liệt kê quá nhiều, tốt nhất cần tham khảo các tài liệu công bố của các nhà sản xuất kính phủ để so sánh.
Danh mục hệ số truyền nhiệt U của các sản phẩm cửa kính khác nhau được cung cấp tại bảng 4.5, chương 4.
Có thể lắp kính cửa sổ có phỉ Low – e theo hai dạng:
- Dạng bức xạ thấp: Lớp low –e được phủ ở bề mặt #3. Nhờ tính bức xạ thấp của lớp phủ đối với FIR mà tấm kính phía trong ( tấm kính ấm) giữ được nhiệt ở trong phòng.
- Dạng phản xạ cao: Lớp low – e được phủ ở bề mặt #2. Nhờ tính phản xạ cao của lớp phủ đối với FIR mà các tia này bị phản xạ ngược lại từ tấm kính phía ngoài (tấm kính lạnh) vào phía trong phòng.
B, Đối với vùng khí hậu nóng
Nguyên lý bức xạ thấp cũng có thể áp dụng cho vùng khí hậu nóng với mục đích ngăn cản năng lượng mặt trời vào trong nhà. Hiệu ứng cuối cùng là giảm độ truyền NIR, giảm độ thu nhiệt mặt trời mà vẫn cho ánh sáng nhìn thấy đi qua. Hệ kính phủ này được gọi là “ kính phủ low – e thu nhiệt vào mặt trời thấp”. Có hai cách cản nhiệt mặt trời:
- Dạng lọc phổ bằng hấp thụ (hình 3.8c): Một tấm kính không phủ có độ hấp thụ NIR và độ truyền ánh sáng nhìn thấy cao sẽ hấp thụ nhiệt mặt trời và nóng lên.
Để tránh cho nhiệt độ trong nhà tăng lên do nhiệt tuyền từ tấm kính nóng này, người ta lắp thêm tấm kính thứ 2 ở phía trong với đệm khí cách nhiệt giữa 2 tấm, hình thành một hộp kính (IGU). Sẽ hiệu quả hơn nếu phủ một lớp low – e lên bề mặt #2 của tấm kính ngoài vì lớp low – e sẽ làm giảm thiểu khả năng tái phát tia hồng ngoại từ tấm kính nóng bên ngoài vào tấm kính mát hơn bên trọng. Kết quả của kiểu lắp này (hình 3.8c) đối nghịch với dạng lắp kính phủ low –e cho vùng khí hậu lạnh, nó giữ cho nhiệt mặt trời trong truyền vào nhà. Nếu bổ sung thêm một lớp khí cách nhiệt giữa các tấm thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Với tấm kính ngoài trong sơ đồ 8c, nên dùng loại kính có khả năng hấp thụ hồng ngoại nhằm tối đa hóa độ ngăn cản nhiệt lọt vào trong nhà của hệ kính.
- Dạng lọc phổ bằng phản xạ trực tiếp đối với nhiệt mặt trời: Trong trường hợp này lớp phủ KSNLMT có tác động trực tiếp đối với NIR mà không cần phải biến đổi sang dạng nhiệt năng như như trong trường hợp hấp thụ. Lớp phủ KSNLMT có độ phản xạ cáo đối với NIR và độ truyền ánh sáng nhìn thấy cao. Lớp phủ này được phát triển nhằm ứng dụng cho kính tiết kiệm lượng ở vùng khí hậu nóng. Dạng màng mỏng phản quang gây ra độ chói lớn, do vậy ảnh hưởng đến không gian nên ngoài và khi sử dụng cần tuân theo các tiêu chuẩn liên quan và khuyến cáo từ nhà sản xuất. Hiện nay, nhiều tập đoàn trên thế giới đã phát triển nhiều lớp phủ KSNLMT tiên tiến hơn, vừa đảm bảo ít độ chói, vừa đảm bảo độ cản nhiệt cao và độ xuyên quang phù hợp với vùng khí hậu nóng.
Trong sơ đồ (c) của hình 3.8, người ta có thể dùng kính màu để hấp thụ hồng ngoại gần. Sự kết hợp của lớp low – e và kính màu như sơ đồ trên có thể làm giảm thêm độ thu nhiệt mặt trời và độ chói. Khi sử dụng kính low – e trong các tòa nhà thương mại và chung cư ở các vùng có khí hậu nóng., thì đây là cách thực tế nhất để duy trì sự thoải mái cho người ở. Hình 3.9 phân tích rõ hơn sự phản xạ mặt trời trong sơ đồ kết hợp giữa kính màu và lớp phủ low – e. trong trường hợp này, lớp phủ low – e sẽ phản xạ hồng ngoại xa còn kính màu sẽ hấp thụ hồng ngoại gần.
Lợi ích chính của kính phủ low – e là:
- Tính thẩm mỹ: Do đặc điểm không nhìn thấy cảu lớp phủ low –e, cửa sổ và mặt dựng của tào nhà trở nên trong suốt.
- Tiết kiệm năng lượng: Do khả năng phản xạ năng lượng hồng ngoại FIR, kính phủ low – e có thêt làm giảm sự thất thoát nhiệt vào mùa đông và sự thu nhiệt vào mùa hè qua lớp kính, đồng thời có độ truyền ánh sáng nhìn thấy cao vào bên trong tòa nhà. Sự kết hợp giữa kiểm soát nhiệt và giảm yêu cầu chiếu sáng trong nhà làm giảm tiêu thụ năng lượng cho các khu chung cư và tòa nhà thương mại.
- Tiện nghi cho người sử dụng: Tiện nghi được cải thiện khi giảm sự thu nhiệt hoặc thất thoát nhiệt độ do nhiệt độ bên trong được giữ ổn định bất kể môi trường bên ngoài thế nào và ánh sáng tự nhiên được đưa vào trong tòa nhà.
3.4.2. Các phương pháp phủ
Có hai phương pháp được sản xuất kính phủ: phun xạ trong chân không (phủ mềm hoặc phủ ngoài dây chuyền) và phủ trực tiếp (phủ cứng hoặc phủ nhiệt phân/phủ trên dây chuyền). Lớp phủ mềm được tạo ra trong một máy phủ chân không lớn, nằm riêng biệt, trong khi lớp phủ cứng được tạo ra trên băng kính còn nóng trong quá trình sản xuất kính nổi.
Một vài sản phẩm kính KSNLMT phủ cứng và phủ mềm có thể sử dụng dạng đơn lớp haowjc được gia công thành các loại kính hộp hoặc kính dán. Các sản phẩm phủ low –e phủ mềm không thể được sử dụng ở kính dán; chúng được chỉ định dùng trong cấu trúc kính hộp hoặc kính dán với lớp phủ liền kề với các lớp phim dán.
Các ứng dụng kết hợp lớp phủ low –e trên nền kính màu thường đòi hỏi phải xử lỹ nhiệt do ứng suất nhiệt liên quan đến lớp kính và lớp phủ tăng. Các nhà sản xuất kính cần được tham vấn trong quá trình thiết kế để phân tích ứng suất nhiệt của sản phẩm và ứng dụng. Các lớp phủ low – e cho phép việc gia công chế tạo và xử lý diễn ra sau khi phủ.
3.4.3. Các thông số kỹ thuật
Tất cả các loại kính phủ có cùng màu sắc và độ truyền ánh sáng như nhau có thể không giống nhau về độ phản quang và các đặc tính quang học mặt trời khác như hệ số bóng râm, hệ sốt thu nhiệt mặt trời hoặc hệ số U. Các chỉ tiêu chất lượng điển hình cần được nêu rõ: loại kính gốc, loại lớp phủ cụ thể (low –e hoặc KSNLMT, kể cả cách nhận biết sản phẩm của nhà sản xuất), khả năng truyền ánh sáng, hệ số bóng râm hoặc hệ số thu nhiệt mặt trời, hệ số U vào mùa hè và mùa đông. Khi phải lắp lẫn kính có các thông số khác nhau cần phải chọn kính lắp lẫn có cùng các chỉ tiêu cơ học.
Sự không đồng nhất cảu kính phủ có thể nhận thấy trong mỗi tấm riêng biệt, giữa các tấm, hoặc trong các sản phẩm thay thế trong một ngôi nhà, một cửa sổ hoặc mặt dựng. Ở nhiều công trình, người ta yêu cầu phải thi công các mô hình theo kích thước thực của kính và khung để chủ đầu tư hoặc tư vấn phê duyệt. Mô hình được đặt tại các công trường thi công, và như vậy chất lượng, màu sắc, độ biến dạng, … có thể được quan sát trước trong điều kiện cụ thể của công trường và cảnh quan xung quanh.
3.4.4. Các khuyết tật của lớp phủ
Lớp kim loại cực mỏng trên kính phủ có thể dẫn tới các khuyết tật cảu bề mặt phủ.
Do Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về lớp phủ trên kính, nên có thể tham khảo tiêu chuẩn nước ngoài, ví dụ các yêu cầu về chất lượng thẩm mỹ và quang học đối với các lớp phủ được sử dụng cho kính tại ASTM C 1376 Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các lớp phủ phún xạ chân không (phủ mềm) và phủ trực tiếp (phủ cứng/ phủ nhiệt phân) trên kính phẳng. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng và tiêu chí kiểm tra cho các loại kính cắt theo kích thước, lắp trong tâm nhìn (CV), ở trên cao (CO) và tường che (CS) được cung cấp tại bảng 3.1, 3.2 và 3.3.
Do các lớp phủ có thể bị hư hỏng, cần cẩn thận trong quá trình bốc xếp, gia công, vận chuyển, lắp đặt và bảo trì các sản phẩm kính phủ. Cần kiểm tra kính khi tháo dỡ bao gói ngay tại công trường và sau khi lắp đặt. Kính phủ đơn lớp cũng có thể bị hư hỏng do các chất tẩy rửa quá thô và mài mòn do quy trình vệ sinh không hợp lý.
Bảng 3.1. Yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đối với kính phủ cắt theo kích thước, được lắp đặt trong tầm nhìn (Loại CV) A
Khuyết tật B.C | Vùng trung tâm (mm)D | Vùng bên ngoài (mm)D |
Lỗ chân kim | 1.6 (tối đa) | 2.4 (tối đa) |
Đốm | 1.6 (tối đa) | 2.4 (tối đa) |
Vết xước lớp phủ | 50 (độ dài tối đa) | 75 (độ dài tối đa) |
Vết / tạp chất | 50 (độ dài tối đa) | 75 (độ dài tối đa) |
Vết mài lớp phủ | Không cho phép | Chiều dài cộng chiều rộng không được vượt quá 19 |
Rạn nứt | Không cho phép | Không cho phép |
Ăn mòn | Không cho phép | Không cho phép |
Chú thích:
A Những yêu cầu kỹ thuật này chỉ áp dụng cho kính cắt theo kích thước. Các yêu cầu kỹ thuật của kính phôi do nhà sản xuất cung cấp.
BKính sẽ được kiểm tra, khi chiếu ánh sáng, ở khoảng cách 3m tại góc nhìn 900 tới mẫu trên một nền sáng đồng nhất. Nếu khuyết tật có thể nhìn thấy rõ trong những điêu kiện này, tiêu chí trên được áp dụng.
CKhông cho phép có trên hai khuyết tật nhìn thấy rõ ràng trong vòng tròn bán kính 75mm và không được phép có trên 5 khuyết tật nhìn thấy rõ trong vòng bán kính 300mm.
DVùng trung tâm được coi là một hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước bằng 80% chiều dài và 80% chiều rộng, nằm tại vùng trung tâm kính. Vùng còn lại sẽ được coi như khu vực viền ngoài.
Bảng 3.2. Yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đối với kính phủ cắt theo kích thước, được lắp đặt ở trên cao (Loại CO)A
Khuyết tật B.C | Vùng trung tâm (mm)D | Vùng bên ngoài (mm)D |
Lỗ chân kim | 2.4 (tối đa) | 3.2 (tối đa) |
Đốm | 2.4 (Tối đa) | 3.2 (tối đa) |
Vết xước lớp phủ | 75 ( độ dài tối đa) | 100 (độ dài tối đa) |
Vết / tạp chất | 75 (Độ dài tối đa) | 100 (độ dài tối đa) |
Vết mài lớp phủ | Chiều dài cộng chiều rộng không được vượt quá 19 | Chiều dài cộng chiều rộng không được vượt quá 19 |
Rạn nứt | Không cho phép | Không cho phép |
Ăn mòn | Không cho phép | Không cho phép |
Chú thích:
A Những yêu cầu kỹ thuật này chỉ áp dụng cho kính cắt theo kích thước. Các yêu cầu kỹ thuật của kính phôi do nhà sản xuất cung cấp.
BKính sẽ được kiểm tra, khi chiếu ánh sáng, ở khoảng cách 4.6m tại góc nhìn 900 tới mẫu trên một nền sáng đồng nhất. Nếu khuyết tật có thể nhìn thấy rõ trong những điêu kiện này, tiêu chí trên được áp dụng.
CKhông cho phép có trên hai khuyết tật nhìn thấy rõ ràng trong vòng tròn bán kính 75mm và không được phép có trên 5 khuyết tật nhìn thấy rõ trong vòng bán kính 300mm.
DVùng trung tâm được coi là một hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước bằng 80% chiều dài và 80% chiều rộng, nằm tại vùng trung tâm kính. Vùng còn lại sẽ được coi như khu vực viền ngoài.
Bảng 3.3. Yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đối với kính phủ cắt theo kích thước, được lắp vào tường che (Loại CS)A
Khuyết tật B.C | Loại 1 (mm)D | Loại 2 (mm)D |
Lỗ chân kim | 3.2 (tối đa) | 4.0 (tối đa) |
Đốm | 3.2 (tối đa) | 4.0 (tối đa) |
Vết xước lớp phủ | 75 (độ dài tối đa) | 150 (độ dài tối đa) |
Vết / tạp chất | 75 (độ dài tối đa) | 150 (độ dài tối đa) |
Vết mài lớp phủ | Không cho phép | Chiều dài cộng chiều rộng không được vượt quá 19 |
Rạn nứt | Không cho phép | Không cho phép |
Ăn mòn | Không cho phép | Không cho phép |
Chú thích:
A Những yêu cầu kỹ thuật này chỉ áp dụng cho kính cắt theo kích thước. Các yêu cầu kỹ thuật của kính phôi do nhà sản xuất cung cấp.
BKính sẽ được kiểm tra, khi chiếu ánh sáng, ở khoảng cách 4.6m tại góc nhìn 900 tới mẫu trên một nền sáng đồng nhất. Nếu khuyết tật có thể nhìn thấy rõ trong những điêu kiện này, tiêu chí trên được áp dụng.
CKhông cho phép có trên hai khuyết tật nhìn thấy rõ ràng trong vòng tròn bán kính 75mm và không được phép có trên 5 khuyết tật nhìn thấy rõ trong vòng bán kính 300mm.
DVùng trung tâm được coi là một hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước bằng 80% chiều dài và 80% chiều rộng, nằm tại vùng trung tâm kính. Vùng còn lại sẽ được coi như khu vực viền ngoài.
Bảng 3.1, 3.2, 3.3 được trích dẫn từ ASTM C 1376 Tiêu chuẩn kỹ thuật cho lớp phủ phún xạ trong chân không và phủ trực tiếp (nhiệt phân) trên kính phẳng.
3.4.5. Màng mỏng phản quang bổ sung
Các lớp phủ hữu cơ hoặc màng mỏng phản quang có thể được sử dụng cho kính đang sử dụng nhằm giảm sự hấp thụ nhiệt năng mặt trời và dộ chói hoạc các đặc tính cảu kính bảo vệ. Chúng thường là màng dính, từ polyeste màu hoặc mạ kim. Những lớp phủ này không chỉ phản xạ mà còn hấp thu năng lượng mặt trời. Điều này có thể gây ra ứng suất của cạnh tấm kính cao hơn ứng suất có trước khi sử dụng màng mỏng này, và có khả năng gây ra vỡ kính hoặc làm hỏng lớp trám kính của tấm kính hộp.
Trước khi tiến hành lắp đặt quy mô lớn, cần phân tích ứng suất nhiệt một cách hoàn toàn để đảm bảo phòng tránh sự nứt vỡ do ứng suất nhiệt.
Các vấn đề sau đây được thực hiện:
- Tham khảo ý kiến của nhà sản xuất/ gia công kính trước khi dán màng mỏng cho kính thường và kính hấp thụ nhiệt (kính màu).
- Một số nhà sản xuất sẽ không chịu trách nhiệm bảo hành các sản phẩm kính hộp, kính dán, kính dán nhựa Polycarbonate nếu được dán màng phản quang bổ sung.
3.5. KÍNH TƯỜNG CHE (SPANDREL GLASS)
Kính tưởng che là kính được chế tạo gần như mờ đục, không nhìn qua được. Nó được sử dụng chủ yếu là để che vật liệu hoặc cấu trúc khỏi tầm nhìn từ bên ngoài. Đôi lúc chúng được sử dụng để che các cột.
Bề mặt phía trong nhà của tường che không phải là bề mặt hoàn thiện, vì vậy cần phải được che bằng các vật liệu trang trí, nhất là ở các vị trí trong tầm nhìn.
Kính tường che trong thời gian đầu thường được sử dụng ở dạng đơn lớp hoặc kính hộp, sau đó việc sử dụng các kết cấu kính dán ngày càng tăng do các chức năng ưu việt như chịu sự va đập cảu gió bão, lốc xoáy, an ninh và chống đạn. Các sản phẩm kính dán cho tường che nên được chế tạo với lớp phủ mờ như men gốm hoặc mang dán trên bề mặt #4 (bề mặt trong cùng) của cấu trúc kính hộp. (Xem cách đánh số bề mặt tại mục 3.1. Quy tắc đánh số bề mặt, chương 3)
Để giảm khả năng vỡ kính do ứng suất nheietj, kính tường che phải là kính bán tôi.
3.5.1. Phương pháp gia công kính tường che
Các phương pháp tạo mờ cho kính tường che được sử dụng phổ biến nhất là:
- Tạo mờ bằng men gốm
Tạo mờ bằng men gốm màu bền vững, tương tích với kính nền và được nung nóng chảy trên bề mặt kính trong quá trình gia nhiệt. Do mục đích chính là tạo độ mờ đục cho kính, men gốm thường được áp dụng cho bề mặt #2 của kính đơn lớp hoặc bề mặt #4 cảu cấu trúc kính hộp hoặc kính dán. (Xem cách đánh số bề mặt tại mục 3.1. Quy tắc đánh số bề mặt, chương 3). Ở các khu vực có phông nền sáng, độ mờ đục có thể được tăng thêm bằng lớp phủ men gốm dày hơn hoặc phủ nhiều lớp.
Lớp men gốm có khá nhiều màu sắc. Lớp men này có thể được phủ trên các loại kính thường hoặc trên bề mặt phía trong của kính phản quang hoặc kính KSNLMT được sản xuất theo phương pháp phủ cứng.
- Tạo mờ bằng màng dán
Tạo mờ bằng cách dán màng polyeste lên bề mặt được phủ của kính phủ cứng hoặc phủ mềm bằng một loại dung môi kết kính. Kính được phủ hoàn toàn bằng màng làm mờ polyeste có thể được gia công đáp ứng yêu cầu chống rơi vỡ.
Khi lắp kính với silicone kết cấu, màng làm mờ polyeste phải được cắt chia bớt để cho phép sự liên kết cấu trúc với bề mặt kính phủ.
- Tạo mờ bằng silicone
Tạo mờ bằng silicone là phương pháp phủ một lớp màng dẻo từ cao su silicone lỏng lên nền thủy tinh bằng cách phun, phủ con lan, phủ màng che. Ngành hóa học đã tận dụng khả năng liên kết cảu silicone với nền thủy tinh có thành phần tương tự để đảm bảo độ kết dính và độ bền. Chất tạo mờ silicone được phủ sau quá trình xử lý nhiệt và có thể có nhiều màu sắc khác nhau với các bột màu đặc biệt.
Đối với các ứng dụng đơn lớp, màng silicone được sử dụng trên bề mặt #2 và đối với kính hộp, sử dụng trên bề mặt #2, #3, #4, tùy thuộc vào ứng dụng. Thông thường, màng silicone không được tiếp xúc với các cục kê, đệm dẻo hoặc miếng đệm định hình bằng neoprene hoặc EPDM.
Để đạt được khả năng chống rơi vỡ, màng silicone phải được sử dụng với độ dày tối thiểu 0.325mm khu ướt hoặc 0.125mm khi khô.
Có thể sử dụng các lớp phủ silicone với màu sắc khác nhau cho tất cả các loại kính nền, kể cả kính phản quang được phủ cứng hoặc phủ mềm mà không làm hỏng lớp phủ phản quang.
3.5.2. Kiểm tra kính tường che
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM C 1376, đòi hỏi kính tường che có lớp phủ mềm với lớp cứng phải được kiểm tra từ bên ngoài một góc 900 với mặt phẳng của kính và từ một khoảng cách tương đương hoặc lớn hơn 4.6m dưới điều kiện ánh sáng đồng nhất và cho các chỉ tiêu chất lượng cụ thể (bảng 3.3, chương 3).
3.5.3. Cách nhiệt kính tường che
Kính tường che cần được gắn lớp hơi nước bằng một tấm kim loại hướng ra mặt nóng, thông thường là bên trong tòa nhà, nhằm tạo ra một lớp cách ly hơi nước. Tất cả các mối nối và lỗ cần được bịt kín. Cũng có thể dính lớp cách nhiệt với bề mặt kim loại tạo thành lớp ngăn hơi nước. Nếu dùng phương pháp này, lưu ý bề mặt bên ngoài cảu lớp cách nhiệt cần phải là màu thẫm để ngăn sáng.
Lớp cách nhiệt không được gắn hoặc được tiếp xúc với các lớp màng dán tạo mờ và lớp phủ silicone do không có một loại keo gắn tương thích với màng dán hoặc silicone trong thời gian dài.
Trong ứng dụng thực thế, tốt nhất là gắn tấm cách nhiệt cách mặt trong của kính 25mm và để đảm bảo cách nhiệt không chạm được vào kính. Khoảng trống cũng sẽ cải thiện tính chất nhiệt của khe rỗng của tường che và đảm bảo sự phân bổ nhiệt đồng đều phía sau kính.
3.5.4. Các lưu ý trong thiết kế kính tường che
Kính tường che thường phải chịu điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Thiết kế và yêu cầu kỹ thuật cảu tường che cần được xem xét trong các điều kiện dưới đây:
- Sự ngưng tụ trên bề mặt bên trong cho dù đó là bề mặt kính, men gốm, màng mỏng hay silicone, có thể xảy ra khi nhiệt độ bên trong nhà tạo ra áp suất hơi nước ngang qua lớp cách nhiệt.
- Bụi bẩn trong thi công có thể làm kính bị bám bẩn hoặc làm bong lớp màng dán tạo mờ.
- Các thành phần dễ bay hơi của dầu bôi trơn, lớp đệm và chất trám kín sử dụng cho lắp kính có thể ngưng tụ và tự nó hoặc khi kết hợp với nước, nhiệt hoặc các yếu tố khác có thể làm hư hỏng các lớp phủ.
- Tấm cách nhiệt có thể tiếp xúc điểm với bề mặt kính, lớp men gốm hoặc màng dán, dẫn đến sự bay màu cục bộ, đóng váng hoặc chất cặn khác.
Sau khi phân tihcs kỹ bởi các chuyên gia thiết kế, các nhà thầu thi công phải tham khảo ý kiến của các nhà sản xuất vật liệu để đảm bảo sự tương thích giữa các thành phần.
3.6. KÍNH DÁN (LAMINATEG GLASS)
Vật liệu kính dán được định nghĩa như là:
– Hai hoặc nhiều lớp kính và một hoặc nhiều lớp chèn giữa bằng chất dẻo polyninyl butyral PVB (phim dán) gắn kết cố định với nhau dưới tác động của nhiệt và áp suất.
– Hai hay nhiều lớp kính và polycarbonate cùng với lớp chèn bằng urethane aliphic giữa kính và polycarbonate được gắn kết cố định với nhau dưới tác động của nhiệt và áp suất.
– Hai hoặc nhiều lớp kính được gắn kết với một hoặc nhiều lớp chèn bằng nhựa lỏng lưu hóa và được gắn kết cố định với nhau bằng việc xử lý với ánh sáng tia cực tím UV, nhiệt hoặc hóa chất.
– Hai hay nhiều lớp kính có tấm chèn cứng ionomer (ví dụ polystyrence sulfonate) được gắn kết vĩnh cửu cố định với nhau dưới tác động của nhiệt và áp suất.
Các loại kính ủ, kính tôi nhiệt, tôi nhiệt hóa học, kính cốt lưới, kính màu, kính cán hoa văn, kính tường che và kính phủ, cũng như gương một hoặc hai mặt có thể kết hợp với nhau thành một tấm kính dán.
Sự kết hợp giữa các vật liệu này đưa đến những lợi ích khác nhau trong các ứng dụng kiến trúc, an ninh và các ứng dụng đặc biệt khác. Đặc tính quan trọng nhất là khả năng của các lớp phim dán có thể giữ tấm kính khi bị vỡ, không bị rơi xuống. Hầu hết các quy chuần xây dựng đều yêu cầu sử dụng kính dán cho phần lắp kính đơn lớp trên cao. Các ứng dụng khác bao gồm kính an toàn, an ninh, nhà giam, chịu động đất, chống nổ, chống đạn, chống trộm, chịu gió bão, lốc xoáy và cách âm. Vật liệu kính dán cũng được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt như bể nuôi cá, chuồng thú, cầu thang, sàn nhà và sàn thể thao.
Kính dán với phim dán PVB có độ bền tương đương kính thường với cùng độ dày danh định. Tuy nhiên kính dán có thể được chế tạo với kính bán tôi, tôi nhiệt hoàn toàn hoặc tôi hóa học để tăng chất lượng như khả năng chịu tải trọng gió, độ bền va đập, độ bền nhiệt,… Các ứng dụng điển hình của kính dán là các vị trí đòi hỏi lắp kính an toàn như cửa ra vào, cửa mái, cửa và tường bao nhà tắm… Các vị trí khác có thể sử dụng kính an toàn như cửa sổ đóng mở và các khung lắp kính cố định, ban công, lan can, thang máy, sân vận động, hội trường, nhà kính, kính nghiêng…
Kính dán có thể ngăn cản kính rơi vỡ do động đất và do bị va đập bởi các mảnh vỡ cuốn theo gió tại các vùng dễ xảy ra lốc xoáy, gió bão và cho các ứng dụng có độ an toàn khác nhau trong việc phòng chống động đấ, chống nổ, chống đạn, chống trộm.
Kính dán có lớp chèn cứng ionomer có độ chịu áp lực thiết kế và tính an ninh cao hơn, thường được sử dụng ở các vị trí yêu cầu chống xâm nhập cao sau khi lớp kính đã bị vỡ.
Kính dán polycarbonate gồm các lớp kính ở mặt ngoài và một hoặc nhiều lớp polycarbonate ở bên trong. Sản phẩm này kết hợp đồ bền nhiệt, bền hóa và mài mòn của kính với độ bền chống va đập của polycarbonate. Lớp polycarbonate cũng có thể được lắp đặt ở mặt ngoài phía trong nhà của kết cấu kính dán. Kính dán polycabornate có thể chống lại sự đột nhập, chống đạn và thường được sử dụng trong các nhà tù, nhà giam, bệnh viện tâm thần và các nơi mà vấn đề an ninh là mối quan tâm hàng đầu.
Các tiêu chuẩn về chất lượng kính dán được quy định tại:
-TCVN 7364 – 1: Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Part 1: Definitions and discriptione of component parts)
– TCVN 7364 – 2: Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp. (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Part 2: Laminated safely glass)
– TCVN 7364 – 3: Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 3: kính dán nhiều lớp. (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Part 3: Laminated glass)
– TCVN 7364 – 5: Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Part 5: Dimentions and adge finishing)
– TCVN 7364 – 6: Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 6: Ngoại quan (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Part 6: Appearance)
– TCVN 7364 – 4: Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 4: Phương pháp thử độ bền (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Part 4: Test methods for durability)
– TCVN 7368: Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phương pháp thử độ bền va đập (Glass in building. Laminated glass and laminated safely glass. Test methods for impact resistance).
Ngoài ra có thể tham khảo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM C 1172 Tiêu chuẩn Kỹ thuật đối với Kính dán polycarbonate; hoặc tiieu chuẩn Anh và châu Âu BSEN 14449 kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn theo ANSI Z 97.1 và CPSC 16 CFR 1201.
3.6.1. Kính dán chống nổ
Các tấm kính dán chống nổ thường được sử dụng để làm giảm nhẹ thương tích do kính bay trong các vụ nổ khí. Tất cả các cấu trúc lắp kính dán đều có tác dụng bảo vệ bằng cách giữ các mảnh vỡ lại với nhau và làm giảm khả năng kính bung ra khỏi khung cửa sổ. Khi được thiết kế, lắp ráp, và ngàm giữ cẩn thận, những tấm kính dán chống nổ này có thể giữ được tính toàn vẹn của vỏ tòa nhà sau một vụ nổ và làm giảm hư hại bên trong.
Có thể tham khảo ASTM F 1642 Phương pháp thử tiêu chuẩn cho cửa kính các hệ thống cửa kính chịu tải trọng của luồng khí nổ; hoặc tiêu chuẩn ISO 16933; ISO 16934 Kính an ninh chống nổ. Thử nghiệm và phân loại.
3.6.2. Kính dán chống trộm
Kính dán chống trộm được đề cập trong tiêu chuẩn UL 972, Vật liệu chống trộm và ASTM F 1233 Phương pháp thử tiêu chuẩn cho vật liệu và hệ thống cửa an ninh. Kính chống trộm chủ yếu bao gồm 2 lớp kính được gắn với nhau bởi một lớp màng chống xâm nhập. Tiêu chuẩn ASTM F 1233 còn quy định các mức độ chống trộm khác nhau từ đập vỡ cửa kính tới các vụ tấn công bằng ác loại vũ khí.
3.6.3. Kính dán chống đạn
Kính dán chống đạn được đề cập trong tiêu chuẩn UL 752, phân loại các vật liệu chống đạn, viện quốc gia về tiêu chuẩn tư pháp (NIJ) 0108.01, vật liệu bảo vệ chống đạn, và ASTM F 1233 tiêu chuẩn phương pháp thử cho vật liệu và hệ thống cửa an ninh. UL 752 bao gồm tám cấp độ chống đạn đối với các loại vũ khí khác nhau từ các súng ngắn ( cấp độ 1-3), súng trường công suất lớn ( cấp độ 4-5 bắn từng viên, cấp độ 6-8 bắn nhiều viên)., tới các thử nghiệm bổ sung với súng săn. Ngoài ra, có thể thảo khảo thêm tiêu chuẩn ISO 16935 kính an ninh chống đạn. Phương pháp thử và phân loại.
Cửa kính chống đạn có thể dưới dạng cấu trúc kính toàn bộ hoặc tấm polycarbonate ốp kính. Độ dày và cấu trúc của sản phẩm sẽ xác định khả năng bảo vệ chống đạn.
3.6.4. Kính dán chịu bão và lốc xoáy
Yêu cầu kỹ thuật của Kính dán chịu gió bão, lốc xoáy có thể được tham khảo trong các tiêu chuẩn ASTM E 1886 tiêu chuẩn phương pháp thử cho công năng của các cửa sổ ngoài, vách kính, cửa ra vào, và hệ thống bảo vệ chống tác động của các mảnh vỡ bị cuốn theo gió trong bão.
Thông thường, sản phẩm kính dán được sử dụng kết hợp với một bộ khung được thiết kế phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu chịu gió bão. Kích thước, hình dạng, chủng loại và vật liệu khung của hệ thống cửa sổ trong nhà cũng như cách neo khung kính vào tường nhà đều ảnh hưởng đến công năng của hệ thống trong thử nghiệm này.
3.6.5. Kính dán chống tấn công bạo lực
Kính dán chống tấn công bằng bạo lực được chỉ định khi các kiến trúc sư và người sử dụng yêu cầu việc bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công bạo lực, không để ai đột nhập vào hoặc giữ không cho ai thoát ra ngoài trong trường hợp nhà giam. Các tính năng yêu cầu cần được xác định. Tùy theo các cấp độ khác nhau và khả năng chống tấn công cho cả trường hợp bắn và đột nhập, người ta có thể dùng một trong những quy trình thử nghiệm sau:
- P White laboratories HPW – TP 0500.02 – Vật liệu trong suốt sử dụng trong các tấm chắn và lối vào cưỡng bức.
- ASTM F 1233 Tiêu chuẩn phương pháp thử cho vật liệu và hệ thống cửa kính an ninh.
Walker – Mc Gough – Folz & Lyerla (WMFL) – Quy trình thử nghiệm chống đạn và lối vào cưỡng bức.
- ASTM F 1915 – Tiêu chuẩn phương pháp thử cho cửa kính của các trại giam.
- ISO 13936 kính an ninh chống trộm. Phương pháp thử và phân loại.
Kính dán chống tấn chông bạo lực bao gồm nhiều lớp kính, nhiều lớp polycarbonate, hoặc nhiều lớp kính và polycarbonate. Cấu trúc phổ biến nhất là polycarbonate ốp kính.
3.7. KÍNH HỘP CÁCH NHIỆT/ KÍNH HỘP (INSUTATING GLASS UNIT/IGU)
Để giảm sự thu nhiệt và thất thoát nhiệ qua kính, hai hay nhiều lớp kính có thể được gắn kính để tạo ra một hộp kính cách nhiệt (IGU).
Đa số các kính hộp cách nhiệt bao gồm 2 lớp kính chắn tạo thành một khe trống được trám kín. Các tấm kính được cố định cách nhau bởi một thanh chèn bao quanh toàn bộ đường viền ngoài. Thanh chèn có chứa vật liệu hút ẩm nhằm giữ cho không khí bị bao kín bên trong không có hơi ẩm. Toàn bộ đường bao ngoài của kết cấu lắp ráp được bịt kín.
Được sử dụng phổ biến nhất là thanh chèn nhôm định hình, thép không gỉ, thép phủ bề mặt hoặc thép mạ kẽm. Nó được trám kín với một lớp trám polysulfide hoặc butyl nóng chảy., hoặc với một lớp trám kép gồm lớp thứ nhất polyisobutylene với lớp thứ 2 silicone, polysulfide hoặc polyure than, butyl nóng chảy hoặc chất trám hoạt tính phủ nóng. Các góc của thanh chèn kim loại có thể được cắt vuông và ghép với một khóa góc bằng kim loại, chất dẻo hoặc nylon được cắt mài vát, hàn cứng, hoặc uốn cong. Những năm gần đây, việc sử dụng các vật liệu butyl đùn, vật liệu cao su xopps, nhựa ép và các sản phẩm bằng lá kim loại, làm các vật liệu chèn đã gia tăng. Các sản phẩm thanh chèn mép nóng sẽ cải thiện được hệ số U toàn phần của cửa sổ.
Hiệu quả về nhiệt của kính hộp cách nhiệt được cải thiện bằng việc sử dụng các lớp kính màu và kính phủ (low –e hoặc KSNLMT/phản quang), màng phủ polyeste, các khí cách nhiệt (argon, krypton, hoặc xenon) và các sản phẩm công nghệ mép nóng khác. Với việc sử dụng sản phẩm công nghệ đời mới, có thể giảm được chi phí trang bị ban đầu về sưởi ấm, làm lạnh và các chi phí vận hành khác.
Kính hộp cũng mang đến nhiều tiện ích nhờ tính cách âm. Các kết cấu kính dán sử dụng kính có các độ dày khác nhau và bơm khí sulfur hexaluoride (SF6) giúp làm tăng tính cách âm cảu kính hộp cách nhiệt.
Sản phẩm công nghiệp, các yêu cầu chất lượng về quy trình thử nghiệm đối với kính hộp cách nhiệt được quy định trong các tài liệu tiêu chuẩn dưới đây:
- TCVN 8260. Kính xây dựng. Kính hộp gắn kín cách nhiệt.
- ASTM E 2188. Phương pháp thử đối với các đặc tính của kính hộp.
- ASTM E 2189. Phương pháp thử cho khả năng chống mù trong kính hộp
- ASTM E 2190. Yêu cầu kỹ thuật đối với kính hộp, chất lượng và đánh giá
- ISO 20492. Kính hộp cách nhiệt. Phương pháp thử
- JIS R 3209. Kính hộp cách nhiệt gắn kín.
Các lưu ý khi thiết kế:
- Độ biến dạng
Không khí hoặc chất khí trong hộp cách nhiệt sẽ tuân theo các định luật vật lý của chất khí. Những định luật này chi phối thể thích khí khi có các thay đổi về nhiệt độ và áp suất. Khi chất khí bên trong bị sấy nóng hoặc làm lạnh, thể tích khí sẽ nở ra hoặc co lại. Điều này làm cho hai tấm kính bị phồng ra hoặc lõm vào.Do hiện tượng này, các ảnh vật bị phản chiếu sẽ bị biến dạng. Mức độ biến dạng tùy thuộc vào mức độ cong so với mặt phẳng của kính và sự chuyển động của dồ vật được quan sát. Sự biến dạng cũng sẽ được thấy rõ trong các hộp kính dùng kính xử lý nhiệt và có áp suất lắp kính không đồng đều trên chu vi hộp kính.
- Các ống thở của kính hộp
Việc vận chuyển các kiện kính hộp cách nhiệt lên cao có thể cần dẫn đến các ống thông hơi để hộp kính có thể thích ứng được với sự thay đổi áp suất và sẽ được bịt kín khi tới điểm đến cuối cùng hoặc các ống nao dẫn vẫn để mở sau khi lắp kính. Các nhà sản xuất cần được tư vấn thêm về các yêu cầu ccuar ống thở hoặc mao dẫn. Không thao tác các ống thở đúng cách có thể làm cho việc bảo hành kính hộp cách nhiệt không còn giá trị.
- Sự tương thích vật liệu:
Cần phải đảm bảo sự tương thích giữa các chất trám kính và các thành phần khác. Việc sử dụng các chất trám không phug hợp có thể làm cho kính hoopk cách nhiệt hỏng trước hạn và sẽ làm mất hiệu lực bảo hành của sản phẩm. Cần tham khảo các hướng dẫn cụ thể đối với phần lắp kính để biết thêm thông tin liên quan đến sự tương thích vật liệu lắp kính.
- Các nguyên tắc lắp kính:
Các nguyên tắc lắp kính đưa ra trong cẩm nang này được tuân thủ. Việc lắp không đúng cách các hộp kính cách nhiệt sẽ làm hỏng lớp trám kín trước thời hạn và sẽ làm mất hiệu lực việc bảo vệ kính hộp. Các chất trám trong kính hộp sẽ bị thoái hóa nếu tiếp xúc kéo dài với nước hoặc hơi ẩm. Hệ thống thoát nước không phù hợp hoặc không hoạt động sẽ dẫn tới việc tích nước trong hệ thống gây ra hư hỏng sớm của lớp trám.
- Kính kiểm soát năng lượng mặt trời:
Đối với các ứng dụng lắp đặt kính thương mại, các kính hộp có một tấm kính màu low – e hoặc kính phủ phản quang thì tấm kính này thường được lắp bên trong cần chỉ rõ trong thiết kế và yêu cầu kỹ thuật. Qua nghiên cứu kỹ các điều kiện ứng suất nhiệt có thể quyết định cần tôi nhiệt một hoặc cả 2 tấm kính để có thể chịu được ứng suất nhiệt và giảm thiểu khả năng vỡ do ứng suất nhiệt.
- Bảo hành
Do các nhà sản xuất kính hộp sử dụng nhiều tổ hợp các thành phần và kỹ thuật gia công khác nhau, nên việc bảo hành rất hiếm khi giống nhau.
Việc bảo hành cần phải gắn với quy trình hoặc kỹ thuật lắp đặt nhất định và không bao gồm rủi ro vỡ kính và công việc thay thế sửa chữa.
3.8. KÍNH UỐN
Kính uốn được gia công từ kính phẳng được gia nhiệt ở nhiệt độ trong khoảng từ 538 – 5930C, được tạo hình bằng trọng lực hoặc cơ học, sau đó được làm nguội dể có được hình dạng mong muốn.
Sự tiến bộ của công nghệ làm kính uốn cho phép các nhà gia công kính uốn cung cấp cho nhà thiết kế và kiến trúc sư các sự lựa chọn đa dạng.Kính uốn có nhiều chủng loại khác nhau bao gồm kính ủ, kính bán tôi và kính tôi hoàn toàn. Kính uốn có thể là kính dán hoặc được lắp thành kính hộp. kính kiểm soát năng lượng mặt trời phủ cứng và kính phủ có thể xử lý nhiệt sau có thể uốn cong, dù bán kính cảu đường cong có thể bị giới hạn bởi nhiệt độ uốn cong thấp hơn, nhằm tránh gây rạn cho lớp phủ.
Có thể tham khảo tiêu chuẩn Hoa kỳ ASTM C 1464, tiêu chuẩn Anh BS 11485 về các yêu cầu đối với kính uốn cong được sử dụng trong công trình xây dựng, phòng trưng bày và các ứng dụng khác ngoài lĩnh vực chế tạo oto.
3.9. GƯƠNG
3.9.1. Gương mạ bạc
Hầu hết các gương nội thất được sản xuất bởi phương pháp phủ ướt trên băng chuyền. Kính thường, kính bán tôi hoặc kính tôi được làm sạch kỹ bằng các thiết bị tẩy rửa và chuyển sang các thiết bị cọ sạch bằng bàn chải rung. Sau khi kính đã được làm sạch và khô, bề mặt kính được phủ cảm quang bằng dung dịch thiếc clorua loãng. Việc xử lý bề mặt như vậy sẽ cho phép quá trình kết tủa bạc. Dịch dịch bạc nitrat được phun lên bề mặt cảm quang của kính bằng các loại hóa chất khác. Kết quả là tạo thành một lớp bạc kim loại đồng nhất trên mặt kính.
Ngay khi lớp bạc được tạo thành trên kính, các biện pháp bảo vệ lớp bạc khỏi bị oxi hóa được thực hiện. Có thể phủ một lớp đồng kim loại trực tiếp lên trên lớp bạc. Đồng có thể được phủ theo hai cách: phương pháp hóa học hoặc mạ điện. Sự tiến bộ cảu công nghệ đã phát triển một quy trình chống oxi hóa bạc không cần phủ lớp đồng.
Ngay khi các lớp kim loại được cố kịnh vào kính, chúng được phủ một lớp sơn phủ bảo vệ gương. Lớp sơn phủ bảo vệ các lớp kim loại không bị ăn mòn sự phá hủy cơ học. Sơn có thể được phủ bằng cách tấm kính đi qua một màng sơn hoặc tấm kính chạy qua máy phủ sơn con lăn. Có các hệ thống sơn phủ gương được phủ một lớp hoặc 2 lớp. Cả 2 hệ thống này đều hiệu quả.
3.9.2. Gương màu mạ bạc
Gương màu được sản xuất tương tự như phương pháp được đề cập ở trên. Lớp phủ bạc được phủ cho một tấm kính nền nhuộm màu sẵn có trên thị trường. Gương màu thường được sử dụng trong các ứng dụng trang trí có màu sắc và độ phản xạ ánh sáng nhỏ.
Yêu cầu về chất lượng gương mạ bạc
Các yêu cầu chất lượng đối với gương mạ bạc từ kính phẳng được quy định trong:
TCVN 7624 Kính gương. Kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt. Yêu cầu kỹ thuật ( Mirros. Mirros from silver – coated float glass by wet – chemical technology. Specifications)
Có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM C 1503 hoặc tiêu chuẩn châu Âu BS EN 1036 về yêu cầu kỹ thuật đối với gương phẳng mạ bạc.
3.9.3. Gương an toàn mạ bạc
Gương tôi được sản xuất bằng cách sử dụng kính tôi làm lớp nền. Các đặc tính quang học cố hữu trong gương tôi, bao gồm cả độ biến dạng khi tôi ngang làm chất lượng bề mặt mạ bạc không cao.
Gương dán có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nó có thể biến gương tiêu chuẩn thành vật liệu lắp kính an toàn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Có thể thay đổi màu sắc thông qua việc sử dụng kính màu như là lớp thứ 2 hoặc sử dụng các lớp phim dán màu để có thể bảo vệ các chi tiết trang trí trên bề mặt gương. Cần lưu ý là mặt sau được mạ bạc và sơn của gương không được dính vào bề mặt dán. Các lớp dán phải thực hiện ở mặt trước của gương. Hầu hết các sản phẩm phim dán đều không bám dính hoặc dính rất ít với bề mặt sơn. Khi dán gương, mức độ sạch của kính, cảu màng dán và gương là rất quan trọng bởi bất kỳ vật gì còn tồn tại sẽ được nhìn thất rõ ít nhất là gấp đôi trên bè mặt phản chiếu của gương.
3.9.4. Gương không mạ bạc
Có hai loại gương không mạ bạc: gương nhiệt phân (pyrolytic mirror) và gương trong suốt/ hai chiều.
Gương nhiệt phân là sản phẩm kính phủ có độ phản xạ cao với các đặc tính chất lượng tương đương gương mạ bạc. Sản phẩm này được khuyến khích sử dụng trong các cửa buồng tắm vòi sen hoặc các khu vực mà độ ẩm có thể làm ảnh hưởng đến lớp nền của gương mạ bạc.
Gương trong suốt/hai chiều gồm các sản phẩm kính phản quang và không phải là gương phủ bạc. Gương trong suốt được sản xuất theo cả hai quy trình phủ cứng ( trực tiếp) và phủ mềm (chân không). Các lớp phủ có tỉ trọng cao được áp dụng cho kính trắng và kính màu xám.
Gương trong suốt được thiết kế cho phép nhìn xuyên qua một chiều trong khi nhìn từ chiều ngược lại là một gương tiêu chuẩn. Ứng dụng chính của nó cho phép sự quan sát mà không bị phát hiện nhằm mục đích giám sát bên trong như các lớp học, bệnh viện tâm thần, đồn cảnh sát và các trạm bảo vệ.
Nguyên lý hoạt động cảu gương trong suốt là giảm đột truyền sáng của kính. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, việc thiết kế chiếu sáng phòng và các điều kiện xung quanh được tiến hành rất cẩn thận. Bề mặt kính bên trong phòng phải là một gương tiêu chuẩn. Để đạt được điều này, bề mặt được phủ cần hướng vào phòng và tỉ lệ chiếu sáng phải được kiểm soát chặt chẽ. Đối với các ứng dụng sử dụng kính trắng, nhà sản xuất khuyến khích tỉ lệ chiếu sáng 10:1 từ phía đối tượng được quan sát tới phía người quan sát. Nếu tỉ lệ chiếu sáng giảm xuống xấp xỉ khoảng 5:1, đối tượng có thể phát hiện sự chuyển động hoặc hình bóng qua gương. Nếu không thể duy trì được tỷ lệ chiếu sáng 10:1; cần sử dụng một gương trong suốt màu xám. Tỷ lệ chiếu sáng 5:1 có thể được áp dụng hiệu quả đối với các sản phẩm gương trong suốt màu xám.
3.10. KÍNH KIẾN TRÚC TRANG TRÍ
Kính kiến trúc trang trí là sản phẩm kính gia công được sử dụng trước hết vì chất lượng thẩm mỹ của nó nhờ một quá trình vật lý gia công cơ khí (tạo hình, đúc khuôn) hoặc hóa học (khắc, tạo hình ảnh, hoa văn…) làm thay đổi các thuộc tính ngoại quan của kính. Kính kiến trúc trang trí thường được sử duntgj các lớp kính nền như kính thường, kính bán tôi và kính tôi hoàn toàn. Kính kiến trúc trang trí được sản xuất với nhiều phươn pháp khác nhau, sử dụng thiết bị chuyên dụng như lò tôi, lò nung, các dây chuyền in lưới, thiết bị phun phủ, thiết bị in tráng con lăn, đèn hàn, lò hồng ngoại/đối lưu (Xem thêm chương 7, kính trang trí kiến trúc và nội thất)