Cuộc sống ngày càng hiện đại thì việc ứng dụng những vật liệu xây dựng đảm bảo sự an toàn cho công trình và con người lại càng được chú trọng hơn. Đó chính là hệ quả khiến cho kính chống cháy luôn là vật liệu thiết yếu cho các công trình xây dựng hiện đại. Kính chống cháy với những đặc tính ngăn cháy- khói và khí độc sinh ra khi xảy ra hỏa hoạn. Nhằm giảm thiểu các thiệt hại gây ra cho người và tài sản sản khi có hỏa hoạn xảy ra.
Vật liệu kính chống cháy được sử dụng lắp đặt cho cửa đi, lỗ mở trên tường, hoặc được dùng làm vách ngăn.
Độ chống cháy được xách định là khoảng thời gian mà một sản phẩm đáp ứng thử nghiệm cháy theo các tiêu chuẩn ngăn lửa và bền lửa (theo TCVN 8648). Độ ngăn lửa và bền lửa trong hầu hết các quy chuẩn xây dựng dựa trên các yêu cầu sử dụng.
Những yêu cầu này phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết mà công trình duy trì được tính nguyên vẹn của nó và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. kính chống cháy cũng có thể được sử dụng với mục đích ngăn không cho lửa lan từ phòng này sang phòng khác.
Vật liệu kính chống cháy được gắn nhãn bao gồm tên nhà sản xuất, độ chống cháy và cơ quan tiến hành thử nghiệm.
Có nhiều sản phẩm chống cháy đáp ứng được những yêu cầu của quy chuẩn xây dựng. Những sản phẩm này được chai ra làm 2 nhóm: nhóm ngăn lửa và nhóm bền lửa.
1.Lắp kính ngăn lửa
Những loại kính ngăn lửa thông dụng bao gồm kính cốt lưới thép và những loại kính chuyên dụng khác như kính tôi, kính dán…những sản phẩm này thường có độ dày 6mm đến 16mm. Độ ngăn lửa khoảng 20 – 180 phút phục thuộc vào sản phẩm và cách sử dụng. Tham khảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2010/BXD về an toàn cho cháy nhà và công trình, tiêu chuẩn TCVN 8648 kính xây dựng. Các kết cấu kiến trúc có lắp kính – Phân loại theo khả năng chịu lửa để có các thông tin chi tiết. Ngoài ra, có thể tham khảo tiêu chuẩn Hoa Kỳ NFPA 80 tiêu chuẩn cửa ngăn lửa.
Kính cốt lưới thép là kính ngăn lửa nhờ có lưới thép nằm chìm bên trong có nhiệm vụ giữ lớp kính ngăn lại với nhau trong suốt thời gian thử nghiệm chịu lửa. Kính dán không cốt lưới gồm có 2 lớp kính thường với một lớp ngăn lửa trung gian. Với các sản phẩm kính không cốt lưới, diện tích giới hạn lắp kính là 0.015m2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2010/BXD.
Lưu ý đối với sản phẩm ngăn lửa – Một số sản phẩm trên có thể có thêm các tính năng như kháng âm, tiết kiệm năng lượng, chống đạn, chống đột nhập… tùy thuộc vào sản phẩm lựa chọn.
Những câu hỏi quan trọng thường gặp trong việc lựa chọn sản phẩm kính theo khả năng chịu lửa.
-
Yêu cầu ngăn lửa tối thiểu?
-
Yêu cầu đánh giá tác động an toàn?
-
Có giới hạn kích thước không?
2. Kính bền lửa
Nhóm này bao gồm kính dán nhiều lớp và kính có lõi keo. Những loại kính này được dùng để giới hạn sự phân tán và lan rộng của ngọn lửa và khói, giới hạn sự truyền bức xạ nhiệt trong vòng 60 đến 120 phút. Kính bền lửa có thể làm vách ngăn với hệ khung có độ bền lửa tương đương và không bị giới hạn về diện tích lắp kính 25% như đối với kính ngăn lửa.
Sản phẩm kính dán nhiều lớp gồm nhiều lớp kính thường được dán với các lớp màng dán đặc biệt. Số lượng màng dán và tổng độ dày quyết định đến tính bền lửa. Trong điều kiện có cháy, những lớp trung gian này trở nên đục và giãn nở để ngăn cản sự truyền nhiệt, khói và ngọn lửa.
Các sản phẩm kính lõi keo giống loại kính hộp cách nhiệt với các hốc được làm đầy bằng keo trong. Độ dày cảu hốc keo quyết định đến độ bền lửa. Khi xảy ra cháy, chất keo kết tinh thành khối hấp thụ nhiệt đục, giúp ngăn cản sự truyền nhiệt, lửa và khói.
Lưu ý đối với sản phẩm bền lửa – sản phẩm kính dán nhiều lớp và kính có lõi keo cũng có thể có các đặc tính khác như cách âm, tiết kiệm năng lượng, chống đạn, nổ, bão, chống đột nhập và các hình thức bảo vệ thông thường khác.
Những câu hỏi quan trọng thường gặp trong việc lựa chọn một sản phẩm kính bền lửa
-
Độ bền lửa tối thiểu cần thiết khi sử dụng các loại kính này?
-
Có yêu cầu độ chống va đập không?
-
Liệu khung có khả năng đáp ứng được độ bền lửa như của kính không?
-
Giới hạn kích cỡ của kính bền lửa được chọn?
-
Kính được sử dụng bên trong hay bên ngoài?
-
Khung có đáp ứng được yêu cầu độ dày kính theo độ bền lửa đã chọn không?
Để hiểu rõ hơn về các tên gọi của kính cũng như tính chất, mời các bạn tham khảo các định nghĩa dưới đây.
Độ ngăn lửa/ tính không dẫn lửa – khả năng của một bộ phận kiến trúc có chức năng phân cách, khi chịu sự tiếp xúc trực tiếp với lửa từ một mặt sẽ không dẫn lửa tới mặt đối diện. Khả năng ngăn lửa này được tính bằng thời gian và xác định bằng thử nghiệm.
Tính bền lửa – là khả năng của vật liệu hoặc kết cấu cảu chúng có thể ngăn hoặc làm chậm ngọn lửa hoặc khí nóng lọt qua mà vẫn giữ được công năng sử dụng.
Độ bền lửa – là thời gian mà bộ phận hoặc kết cấu công trình có thể ngăn lửa và tiếp tục suy trì công năng sử dụng của nó.
Bảng so sánh các sản phẩm bền lửa thử theo tiêu chuẩn NFPA 251 (Hoa Kỳ)
Độ bền lửa |
|
Kính cốt lưới thép truyền thống |
20-90 phút (a) |
Kính dán cốt lưới thép |
20-90 phút (a) |
Kính dán thường |
20 phút |
Kính tôi chuyên dụng |
20 phút |
Kính dán nhiều lớp |
45 phút – 2 tiếng |
Kính lõi keo |
45 phút – 2 tiếng |
Ghi chú: (a) lên tới 90 phút khi lắp cho cửa ra vào không vượt quá diện tích 100 inch vuông, 45 phút cho các sử dụng khác.
Nguồn: Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam