Kính thủy hay còn gọi kính Gương ngày này đang dần thay thế các bức tường truyền thống trong trang trí kiến trúc, nhấn mạnh tính trang nhã và sang trọng của kiến trúc, đồng thời bảo tồn phong cách cổ điển đóng góp giá trị nghệ thuật, biến không gian thành một điểm nhấn sống động với vẻ đẹp kinh ngạc.
Kính thủy trang trí cho kiến trúc thực hiện vai trò trở thành một biểu tượng nghệ thuật làm nổi bật tính thẩm mỹ tinh tế, sang trọng giúp “Cá tính hóa” kiến trúc và nội thất với chi vừa phải.
Vậy có bao nhiêu loại kính thủy được sử dụng và cách làm ra những tấm kính gương như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.
1. Gương mạ bạc
Hầu hết các gương nội thất được sản xuất bởi phương pháp phủ ướt trên băng chuyền. Kính thường, kính bán tôi hoặc kính tôi được làm sạch kỹ bằng các thiết bị tẩy rửa và chuyển sang các thiết bị cọ sạch bằng bàn chải rung. Sau khi kính đã được làm sạch và khô, bề mặt kính được phủ cảm quang bằng dung dịch thiếc clorua loãng. Việc xử lý bề mặt như vậy sẽ cho phép quá trình kết tủa bạc. Dung dịch bạc nitrat được phun lên bề mặt cảm quang của kính bằng các loại hóa chất khác. Kết quả là tạo thành một lớp bạc kim loại đồng nhất trên mặt kính.
Ngay khi lớp bạc được tạo thành trên kính, các biện pháp bảo vệ lớp bạc khỏi bị oxi hóa được thực hiện. Có thể phủ một lớp đồng kim loại trực tiếp lên trên lớp bạc. Đồng có thể được phủ theo hai cách: phương pháp hóa học hoặc mạ điện. Sự tiến bộ của công nghệ đã phát triển một quy trình chống oxi hóa bạc không cần phủ lớp đồng.
Ngay khi các lớp kim loại được cố kịnh vào kính, chúng được phủ một lớp sơn phủ bảo vệ gương. Lớp sơn phủ bảo vệ các lớp kim loại không bị ăn mòn sự phá hủy cơ học. Sơn có thể được phủ bằng cách tấm kính đi qua một màng sơn hoặc tấm kính chạy qua máy phủ sơn con lăn. Có các hệ thống sơn phủ gương được phủ một lớp hoặc 2 lớp. Cả 2 hệ thống này đều hiệu quả.
2. Gương màu mạ bạc
Gương màu được sản xuất tương tự như phương pháp được đề cập ở trên. Lớp phủ bạc được phủ cho một tấm kính nền nhuộm màu sẵn có trên thị trường. Gương màu thường được sử dụng trong các ứng dụng trang trí có màu sắc và độ phản xạ ánh sáng nhỏ.
Yêu cầu về chất lượng gương mạ bạc
Các yêu cầu chất lượng đối với gương mạ bạc từ kính phẳng được quy định trong:
TCVN 7624 Kính gương. Kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt. Yêu cầu kỹ thuật ( Mirros. Mirros from silver – coated float glass by wet – chemical technology. Specifications)
Có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM C 1503 hoặc tiêu chuẩn châu Âu BS EN 1036 về yêu cầu kỹ thuật đối với gương phẳng mạ bạc.
3. Gương an toàn mạ bạc
Gương tôi được sản xuất bằng cách sử dụng kính tôi làm lớp nền. Các đặc tính quang học cố hữu trong gương tôi, bao gồm cả độ biến dạng khi tôi ngang làm chất lượng bề mặt mạ bạc không cao.
Gương dán có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nó có thể biến gương tiêu chuẩn thành vật liệu lắp kính an toàn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Có thể thay đổi màu sắc thông qua việc sử dụng kính màu như là lớp thứ 2 hoặc sử dụng các lớp phim dán màu để có thể bảo vệ các chi tiết trang trí trên bề mặt gương. Cần lưu ý là mặt sau được mạ bạc và sơn của gương không được dính vào bề mặt dán. Các lớp dán phải thực hiện ở mặt trước của gương.
Hầu hết các sản phẩm phim dán đều không bám dính hoặc dính rất ít với bề mặt sơn. Khi dán gương, mức độ sạch của kính, của màng dán và gương là rất quan trọng bởi bất kỳ vật gì còn tồn tại sẽ được nhìn thất rõ ít nhất là gấp đôi trên bề mặt phản chiếu của gương.
4. Gương không mạ bạc
Có hai loại gương không mạ bạc: gương nhiệt phân (pyrolytic mirror) và gương trong suốt/ hai chiều.
Gương nhiệt phân là sản phẩm kính phủ có độ phản xạ cao với các đặc tính chất lượng tương đương gương mạ bạc. Sản phẩm này được khuyến khích sử dụng trong các cửa buồng tắm vòi sen hoặc các khu vực mà độ ẩm có thể làm ảnh hưởng đến lớp nền của gương mạ bạc.
Gương trong suốt/hai chiều gồm các sản phẩm kính phản quang và không phải là gương phủ bạc. Gương trong suốt được sản xuất theo cả hai quy trình phủ cứng ( trực tiếp) và phủ mềm (chân không). Các lớp phủ có tỉ trọng cao được áp dụng cho kính trắng và kính màu xám.
Gương trong suốt được thiết kế cho phép nhìn xuyên qua một chiều trong khi nhìn từ chiều ngược lại là một gương tiêu chuẩn. Ứng dụng chính của nó cho phép sự quan sát mà không bị phát hiện nhằm mục đích giám sát bên trong như các lớp học, bệnh viện tâm thần, đồn cảnh sát và các trạm bảo vệ.
Nguyên lý hoạt động của gương trong suốt là giảm độ truyền sáng của kính. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, việc thiết kế chiếu sáng phòng và các điều kiện xung quanh được tiến hành rất cẩn thận.
Bề mặt kính bên trong phòng phải là một gương tiêu chuẩn. Để đạt được điều này, bề mặt được phủ cần hướng vào phòng và tỉ lệ chiếu sáng phải được kiểm soát chặt chẽ. Đối với các ứng dụng sử dụng kính trắng, nhà sản xuất khuyến khích tỉ lệ chiếu sáng 10:1 từ phía đối tượng được quan sát tới phía người quan sát. Nếu tỉ lệ chiếu sáng giảm xuống xấp xỉ khoảng 5:1, đối tượng có thể phát hiện sự chuyển động hoặc hình bóng qua gương. Nếu không thể duy trì được tỷ lệ chiếu sáng 10:1; cần sử dụng một gương trong suốt màu xám. Tỷ lệ chiếu sáng 5:1 có thể được áp dụng hiệu quả đối với các sản phẩm gương trong suốt màu xám.
Nguồn: Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam