Kính cường lực tự nứtvỡ là một trong số những mặt hạn chế bên cạnh những ưu điểm mà loại kính này mang lại. Mặc dù tỉ lệ xảy ra thấp nhưng bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý thích hợp.
Kính cường lựcbản chất là kính thường được “tôi nhiệt” ở nhiệt độ cao lên đến ngưỡng gần 700 độ và cho làm nguội nhanh bằng khí mát để tạo sức căng cho bề mặt kính giúp kính có khả năng chịu lực và sức chịu nén bề mặt lên tới 10.000PSI.
Đa số kính cường lực tự nứt vỡ là do một hoặc tổng hợp của các lý do sau:
1) Sự hư hỏng bề mặt hoặc mép kính
2) Vết cước hoặc rãnh sâu
3) Bị bắn vẩy hàn hoặc sự va đập của các mảnh vỡ do gió mang đến
4) Điểm tiếp xúc giữa kính và kim loại
5) Tải trọng nhiệt hoặc tạp chất lẫn trong kính
I. Kính cường lực tự nứt vỡ do yếu tố tự nhiên.
Trong quá trình sản xuất kính nổi, các tạp chất có thể bị đưa vào trong thủy tinh nóng chảy. Hầu hết các tạp chất này đều không gây ra các sự cố rõ ràng.
Một số có thể còn tồn tại trong trạng thái rắn, mờ đục và xuất hiện như là tạp chất hoặc sạn lẫn trong kính.
Trong thành phần kính thủy tinh có lẫn tạp chất Nicken sulfua (Nic), các loại hạt sunfua niken được hình thành từ các tạp chất giàu Nickel như thép không rỉ và dây crom-niken, thường được đưa vào lò nấu thủy tinh một cách tình cờ cùng với các nguyên liệu khác.
Các tinh thể này rất nhỏ (khoảng 50 micromet) mà trình độ kỹ thuật của ngành kính đến nay vẫn chưa thể loại bỏ được hết. Tinh thể này sẽ biến đổi thể tích khi có sự thay đổi nhiệt độ.
Sự chuyển đổi nhiệt độ trong quá trình nung nhiệt kính làm cho thể tích hạt này nở ra trung bình ~4% khi từ nhiệt độ cao xuống nhiệt độ thấp và đồng thời sẽ tạo ra một điểm ứng suất mới trên bề mặt tấm kính. Điểm ứng suất cục bộ này sẽ là tác nhân gây vỡ kính khi có thêm một ngoại lực rung chấn tác động.
Kính tuy đã qua cường lực được nâng sức chịu nén bề mặt lên tới 10.000PSI trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500PSI nhưng vẫn có tấm kính cường lực bị nứt vỡ, tuy ở xác xuất rất thấp là do nguyên nhân có điểm kích thích bất lợi trên tấm kính Vết rạn nứt tạo thành do sự giãn nở của tạp chất nhanh chóng được truyền vào trong kính tôi bởi ứng suất kéo cao tại trung tâm chiều dày của kính (xem hình)
Sự giãn nở của các tạp chất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Kính chịu nhiệt độ bình quân theo thời gian cao hơn sẽ nứt vỡ sớm hơn kính có nhiệt độ mát hơn khi tất cả các thông số khác đều tương đương. Đối với kính ngoại thất, thời gian để tạp chất đạt đến kích thước lớn nhất cũng khác nhau.
Tất cả các tài liệu chuyên ngành kính và các nhà khoa học đều xác nhận trường hợp kính đã qua cường lực tự vỡ tuy rất ít khi xảy ra nhưng đây là một hạn chế mà trình độ, thiết bị công nghệ vào thời điểm hiện nay chưa triệt tiêu được.
II. Kính cường lực tự nứt vỡ thuộc nguyên nhân có yếu tố tạo ra kích ứng cục bộ hoặc do lắp ráp sơ suất. a. Trong thi công và sử dụng do sơ ý đã tạo vết xước, mẻ tại mép, cạnh hoặc bề mặt tấm kính, các vết này có thể rất nhỏ nhưng là một điểm kích ứng cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ; b. Khi lắp các phụ kiện như tay nắm, bát kẹp, khóa chưa lót, đệm cách ly chưa đúng mức để mép, cạnh, góc tấm kính tiếp xúc với vật cứng (điều kiện thuận lợi hình thành điểm kích ứng); c. Siết ốc vít quá cứng hoặc lắp tấm kính quá sát với khung, hoặc kính ghép kính không đủ cách ly khi có rung chấn mạnh làm tấm kính bị chèn ép tạo sự căng tức bề mặt, sự vô ý này đã tạo ra các điểm kích ứng cục bộ. d. Bản chất kính thủy tinh là silicat đông cứng nên yếu về kết cấu, do đó phải hạn chế gia công khoan, khoét hoặc làm gì gây nên tình trạng bất đối xứng trên bề mặt nằm, đứng, kể cà mài cạnh mà mài không đều hoặc có vết mẻ tế vi cùng là nguyên nhân tiềm ẩn gây kính vỡ; e. Khi mặt đất có rung chấn tuy nhỏ, con người không cảm nhận được nhưng cũng là các yếu tố tạo sự thuận lợi cho các điểm bị kích ứng giải phóng năng lượng. f. Các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, d có thể ngay khi xuất hiện điểm kích ứng bất lợi kính chưa vỡ nhưng khi có thêm một ngoại lực tác động cộng hưởng thêm thì kính sẽ vỡ. Tỷ lệ xảy ra hiện tượng kính cường lực tự vỡ nứt rất thấp, nhưng để tránh trường hợp này xảy ra quý khách hàng nên lựa chọn kính cường lực chất lượng ở những nơi uy tín.
Quý khách hàng cũng không nên tự xử lý kính cường lực bị nứt nếu không có kinh nghiệm bởi rất nguy hiểm, tốt nhất nên gọi thợ sửa chữa đến để giải quyết bởi họ có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng.
III.Trách nhiệm của nhà gia công cường lực (tôi nhiệt kính) về trường hợp này là thuộc phạm vi miễn trách nhiệm. a. Theo quy trình sản xuất cường lực của nhà máy Hùng Vinh, đã được Trung tâm chứng nhận quốc gia (QUACERT VIỆT NAM) cấp DẤU HỢP QUY (hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng của nhà máy phù hợp tiêu chuẩn quốc gia). Kính khi vào lò nung nhiệt độ đến trên 500 độ sau đó đưa qua buồng làm nguội bằng áp suất cực cao, những tấm kính bị bị khuyết tật sẽ không chịu đựng được áp suất này sẽ bị vỡ ngay trong buồng áp suất này. b. Nhà gia công cường lực sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng kính sau khi tôi (cường lực) phải đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 7455 của Việt Nam hoặc BS 6206 của Anh Quốc là kính sau tôi nhiệt (cường lực) khi vỡ sẽ “vỡ hạt lựu” tạo thành các mảnh nhỏ như tiêu chuẩn 7455 đã quy định.
Như đã trình bày ở mục 2, 3 phần trên thì kính cường lực tự vỡ là một lỗi không thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà gia công cường lực.
IV. Các biện pháp ngăn ngừa kính nứt vỡ và ứng dụng kính để an toàn căn bản a. Trong quá trình lắp và sử dụng kính cần tránh các lỗi mô tả điểm a, b, c, d mục 2. Tại khu vực có nhiều người ra vào hoặc có lượng lưu thông hàng hóa nhiều nên bảo vệ các mép kính, nên bọc cạnh bằng thanh U nhôm hoặc dán nhiều lớp băng keo để tránh vô ý tạo ra điểm kích ứng. b. Khi công nhân lắp kính nên tạo điều kiện để họ lắp sao cho hội tụ nhiều yếu tố an toàn nhất: i. Trong thùng dụng cụ phải có con chêm cách ly kính với khung (vì khi không chuẩn bị họ có thể lắp không chêm cách ly) ii. Thời điểm lắp kính nên lắp vào thời điểm sức khỏe tốt nhất như vào đầu giờ, không lắp kính sau khi đã làm việc khác mất sức (khi mệt sẽ giảm các yếu tố đảm bảo an toàn) iii. Bất cứ công nhân trước khi được giao lắp kính phải ký cam kết “tuân thủ quy định lắp kính” khi có sự cố kính vỡ phải có ghi nhận xem người đó có lắp đúng quy định không. iv. Khi lắp kính các tòa nhà sát đường có xe lớn lưu thông phải đệm keo silicon từ khung nhôm với khung tường. sau khi có xe lu rung lưu thông mà kính vỡ phải chú ý đến nguyên nhân này. c. Khu vực nào cần chống kính vỡ rơi mảnh hiện nay là dùng kính ghép film PVB, khi vỡ có lớp film thì các mảnh kính sẽ dính lại không rơi ra gây nguy hiểm cho người. d. Các vị trí như: LAN CAN CẦU THANG , MÁI CHE, SÀN ĐI LẠI, KÍNH LẮP NƠI CHEO LEO hoặc chỗ nào có nguy cơ vỡ gây mất an toàn cho con người hoặc điều kiện buộc phải cân nhắc an toàn/ chi phí thì ta nên dùng kính ghép phim an toàn. e. Kính ghép Phim tuy “an toàn” khi vỡ nhưng để tránh kính vỡ ta phải triệt tiêu các yếu tố nguy cơ như mô tả mục 2. Và yếu tố quan trọng nhất là kiểm soát con người.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kính đã qua cường lực tự nứt vỡ và các hướng dẫn sao cho việc lắp đặt kính đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa hiện tượng kính vỡ để công tác thi công lắp đặt của các đơn vị được suôn sẻ.