Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập tới các bạn các hướng dẫn chi tiết trong quá trình lắp dựng kính ướt, thì ở bài này, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn những điểm cần lưu ý khi lắp dựng kính khô. Vậy chúng khác cách lắp dựng kính ướt ở điểm nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết bên dưới.
Lắp kính khô thường được áp dụng cho hệ thống lắp kính sử dụng cá gioăng cao su ép đùn làm vật liệu trám. Trong những năm gần đây phương pháp lắp kính này trở nên phổ biến do chất lượng của chúng không bị ảnh hưởng bởi quá trình lắp đặt, thời tiết, tay nghề và độ tương thích như đối với phương pháp lắp kính ướt. Lắp kính khô còn được gọi là hệ thống lắp kính với lớp gioăng chịu lực ép.
Hai loại gioăng cao su cơ bản vẫn thường được dùng trong hệ thống lắp kính chịu lực ép là:
1)bộ gioăng mềm
2)bộ gioăng cứng.
Một hệ thống lắp kính riêng biệt có thể chỉ sử dụng một trong hai loại trên cả 2 mặt kính (cứng/cứng) hoặc có thể kết hợp (mềm/cứng). Để giữ gioăng chắc chắn, người ta có thể dùng ghim, chốt hãm hoặc các chất kết kính. Khi sử dụng bộ gioăng với ghim hoặc chốt hãm cần kiểm tra độ ăn khớp và dung sai.
– Các miếng gioăng thường làm bằng cao su đàn hồi, EPDM hoặc hợp chất của silicon và cao su. Các đơn vị thi công cần tính toán kích thước gioăng cẩn thận, có xét đến dung sai âm hoặc dương của kính, kim loại và cao su, các chi tiết mềm sẽ được nén xuống 25 tới 40% và tạo nên lớp bịt kính chống lại sự thay đổi thời tiết.
– Các góc của bộ gioăng mềm thường được đúc khuôn hoặc lưu hóa (nếu không, chúng cần được bịt kín các góc), như vậy sẽ tạo thành vật liệu lắp kính liên tục không mối nối xung quanh các mặt của khung kính. Hệ thống thoát nước rất quan trọng đối với bất cứ hệ thống cửa kính với gioăng chịu áp lực nào.
– Các miếng gioăng nên được chế tạo hoặc cắt dài hơn một chút so với kích thước lắp, do hiện tượng dãn tự nhiên của vật liệu gioăng sau khi lắp đặt. Một vài loại giăng, tùy thuộc vào vật liệu chế tạo , có thể co lại. Các đơn vị thi công nên tham khảo từ các nhà sản xuất gioăng để có thông tin về mức độ co và hướng dẫn về chỉnh kích thước của miếng gioăng (hệ số nhét chặt).
– Việc lắp đặt bộ gioăng mềm nên bắt đầu từ hai góc liền kề của ô cửa và một đoạn gioăng khoảng 50 tới 75mm sẽ được ép chặt tại vị trí mỗi góc. Tiếp theo, một đoạn khoảng 50 tới 75mm ở giữa miếng gioăng sẽ được ép chặt tại trung điểm giữa các góc.
Nếu kích thước ô cửa quá lớn, thực hiện các quá trình trên tại điểm một phần tư. Sau đó lắp phần gioăng còn lại, nối 2 điểm đã được lắp gioăng với nhau. Quá trình này sẽ phân bố gioăng thừ đều nhau và sẽ ngăn chặn khả năng gioăng bị kéo căng. Nếu kính không được lắp đặt chính xác trên cục kê, khi bắt đầu lắp đặt miếng nêm tại các góc sẽ có thể gây ra các ứng suất uốn trên bề mặt kính. Điều này có thể dẫn đến việc kính bị nứt vỡ ngay lập tức hoặc sau đó.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cho quá trình lắp dựng kính khô. Ngoài ra quá trình lắp dựng kính phối hợp ướt/khô là sự kết hợp của thiết kế lắp cửa kính ướt và lắp cửa kính khô. Các đơn vị thi công lắp dựng có thể tham khảo hình 6.2 để nắm được đặc trưng khi lặp đặt hệ thống cửa này.
Nguồn: Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam