CHỦ TRƯƠNG – CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VINH
Ban lãnh đạo và nhân viên Công Ty Cổ Phần Hùng Vinh nhận thức rằng
Lý do để Công ty và những người làm việc trong Công ty Hùng Vinh tồn tại: là phải có người mua sản phẩm, dịch vụ của chúng ta. Người mua ở đây được gọi là khách hàng. Khách hàng phải được phân chia làm 2 nhóm: Khách hàng bên ngoài (người mua hàng của Công ty) và khách hàng bên trong (là người NV ở công đoạn sau tiếp nhận công việc của công đoạn trước.
Để có khách hàng, chúng ta phải cung cấp cho họ loại hàng hóa có chất lượng đúng với những gì mà ta đã cam kết bán cho họ: nếu chất lượng kém so với cam kết thì chúng ta bị xem như bội tín
Chất lượng của sản phẩm hoặc đầu ra của công việc không là một kết quả ngẫn nhiên: Mà nó là kết quả của một quá trình thực thi những biện pháp kiểm soát chất lượng và cải tiến liên tục. Kết quả từng đầu việc tuy ( không phải là hoàn toàn) nhưng thường sẽ là đại diện cho cái tổng quát.
Vậy để thực thi chính sách chất lượng có hiệu quả. Công ty Hùng Vinh sẽ duy trì thực thi: Giải quyết thỏa đáng 3 nhân tố con người, kiên trì 4 nguyên tắc quản lý chất lượng và 16 nguyên tắc làm việc có hiệu quả như sau:
Thỏa mãn nhân viên: Các cấp quản trị trong Công ty phải chăm lo cho đời sống nhân viên của mình có chất lượng ở mức khá so với mức trung bình trong ngành nhôm kính tại địa phương. Chất lượng sống cuả nhân viên được xem là vấn đề cốt lõi của chất lượng thì họ mới có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng.
Thỏa mãn người mua: Đối với khách hàng chúng ta phải lắng nghe để thấu hiểu họ cần gì? Sau đó ta đặt ra đúng các điều kiện cần có để thực hiện các yêu cầu của họ. Sau khi họ đã chấp nhận các yêu cầu của ta thì việc cung cấp cho họ các dịch vụ, hàng hóa có chất lượng đúng với giao kết là một trách nhiệm bất di bất dịch. Không vì; hoặc dựa vào các bất trắc để thoái thác trách nhiệm của mình.
BỐN NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Nguyên tắc 0 – Quản trị theo mục tiêu: Các cấp quản trị và người làm việc phải thiết lập các mục tiêu về chất lượng vừa sức sau đó thiết lập cam kết và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện cái ta đã cam kết: Mọi việc dù lớn hoặc nhỏ cũng cần thiết lập các mục tiêu mong muốn là gì. Mục tiêu nên cao hơn khả năng thực “một khoảng vừa phải" để có sự phấn đấu. Khi thấy khả năng không thể hoàn thành được mục tiêu thì phải điều chỉnh “độ cao" của mục tiêu cho phù hợp với khả năng. Vì chất lượng cuộc sống hoặc công việc hiểu theo cách đơn giản nhất là nó có kết quả đúng với những gì ta đã cam kết.
Nguyên tắc 02 – Viết ra cái mong muốn rồi làm cái đã viết: Viết ra những gì mong muốn về chất lượng cần đạt sau đó thiết lập lưu đồ thực hiện cái ta mong muốn và khi thực hiện phải liên tục cải tiến các quy trình theo hướng bám sát tình hình thực tế.
Nguyên tắc 03 – Làm đúng mọi việc ngay từ đầu: Mọi việc thường diễn ra không đúng với mong muốn của chúng ta. Vậy nên: phải kiểm tra “cái đúng" ngay từ công đoạn; ngay từ các đầu việc để phát hiện ngăn ngừa và triệt tiêu sai hỏng ngay từ nơi nó phát sinh không để cái sai hỏng " xâm lấn" sang công đạon kế tiếp kiểm tra cốt phải hiệu quả; không quá nhiều sẽ làm “nặng" bộ máy.
Nguyên tắc 04 – Tuân thủ quy định của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO -9001 – 2015
16 NGUYÊN TẮC SỐNG , LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ
Hễ đã làm việc gì ta cũng phải tốn hao nguồn lực vật chất & thời gian. Vậy nên đã làm việc ta phải kiên trì thực hành theo các nguyên tắc đã được chúng minh như mô tả sau thì mới mong đem lại hiệu quả. Nếu không ta vẫn sẽ tốn hao nguồn lực nhưng kết quả sẽ thấp.
Vận dụng tối đa khả năng SUY NGHĨ cần làm gì để đem lại hiêu quả cao nhất, trong một khoảng thời gian xác định với nguồn lực thực tế huy động được. Mô tả các suy nghĩ này thành mục tiêu cụ thể.
Đánh giá đúng thực trạng & bối cảnh môi trường và các vấn đề liên quan đến mục tiêu cần đạt đề có quyết định hành động đúng hướng.
Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu theo hướng mô tả các kịch bản sẽ diễn ra. Chia đầu việc nhỏ để nhận dạng các thuận lợi, khó khăn mà bố trí nguồn lực sao cho chi phí ít nhưng có kết quả cao. Có hành động hữu hiệu đề ứng phó khi thực tế có thay đổi.
Quản lý, xử dụng thời gian hiêu quả : 1/ suy nghĩ nên làm gì là hiệu quả nhất. 2/ có bảng tiến độ thực hiện từng đầu việc để qua đó phân bổ nguồn lực thời gian hợp lý. 3/ Việc nào quan trọng cần phải đầu tư nhiều thời gian hơn, vì nếu không có kế hoạch xử dụng thời gian ta sẽ bị sa lầy vào các việc khẩn cấp nhưng vụn vặt.
Tạo lập quản lý khoa học các hồ sơ, tài liệu, ghi nhận mọi diễn biến trong suốt quá trình diễn ra sự kiện để kiếm soát dòng thông tin, làm cơ sở xử lý các vấn đề liên quan về sau.
Xây dựng bảng thang mức tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm, công việc cần đạt. kèm theo khoản tiêu tốn nguồn lực sau đó chọn ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng phù hợp rồi dốc sức thực hiện.
Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện. Đề cập rõ về trách nhiệm kèm theo lợi ích.
Nguyên tắc cá nhân chịu trách nhiệm:
Đối với công việc: Người được phân công phải hoàn thành việc được phân công. Nếu vì bất cứ lý do gì mà không hoàn thành đều bị xem không hoàn thành trách nhiệm.
Đối với tài sản là hàng hóa, vật tư, dụng cụ: sau khi ký nhận sẽ thuộc trách nhiệm của bản thân cho đến khi bàn giao & chứng minh tiêu hao. Việc bàn giao, chứng minh tiêu hao phải lập chứng từ có phê duyệt của lãnh đạo Công ty.
Thông tin phản hồi. Báo cáo cho cấp trên. Người làm công tác quản lý hoặc nhận trách nhiệm thực hiện công việc phải báo cáo hàng ngày cho cấp trên nội dung sau:
Tình hình nhóm việc quan trọng – khẩn cấp và sự vụ hàng ngày đã, đang, sẽ giải quyết.
Tiến độ từng đầu việc của bản thân chịu trách nhiệm.
Phản hồi về những thứ liên quan cần phải có vế đầu vào hoặc có trở ngại phát sinh.
Tiên lượng cái tổng thể và chi tiết liên quan có thể sẽ diễn ra để có hành động hoặc đề xuất có biện pháp giải quyết.
Thiết kế quy trình thực hiện các đầu việc theo hướng kiểm tra từng công đoạn có sự phân công rõ trách nhiệm cá nhân theo hướng sử dụng nguồn lực ít nhất và không có sai hỏng hoặc hậu quả phụ.
Huấn luyện những người liên quan có thao tác thuần thục xử lý các vấn đề & công việc sao cho có kết quả đúng với mục tiêu.
Thực hành quản lý cơ sở vật chất, tài nguyên theo hướng gọn gàng, sẵn sàng hành động.
Triển khai hành động theo hướng làm mọi việc; mọi chi tiết phải đúng ngay từ đầu.
Thực hành kiểm trahữu hiệucái đã, đang thực hiện khác biệt mức độ nào so với mục tiêu.
Có động thái can thiệp hữu hiệu để sự việc diễn ra phải đúng với mục tiêu mong muốn.
Học tập cái mới để cải tiến sao cho hiệu quả hơn nữa. Đánh giá đúng khoảng cách giữa thực tế với mục tiêu sau đó thiết lập kế hoạch học tập để thực hành cải tiến sao cho ngày càng tốt hơn.
Kết luận: Khi thực hiện theo đúng 16 nguyên tắc trên, có thể chưa thành công vì còn có nhiều yếu tố tác động khác, nhưng nếu không thực hiện đủ 16 nguyên tắc này thì hiệu quả công việc sẽ thấp hoặc thất bại là điều khó tránh khỏi.
Mỗi người làm việc phải lưu giữ tài liệu này nơi dễ thấy để tham chiếu hàng ngày.