♦ Cuộc sống ngày nay đã được cải thiện rất nhiều nên người ta không ngần ngại chi tiền để có được một căn nhà hiện đại, đầy đủ và tiện nghi. Trong xây dựng người ta rất chú tâm đến những gian phòng chính như phòng khách, phòng ngủ,… không chỉ đẹp mà phải kết hợp hoàn hảo để tạo ra không gian thoáng mát, sang trọng thẩm mỹ, tiện nghi.
♦ Kính thủy trang trí hay kính gương cho kiến trúc thực hiện vai trò trở thành một biểu tượng nghệ thuật làm nổi bật tính thẩm mỹ tinh tế, sang trọng giúp “Cá tính hóa” kiến trúc và nội thất với chi vừa phải.
♦ Kính thủy trang trí dần thay thế các bức tường truyền thống trong trang trí kiến trúc, nhấn mạnh tính trang nhã và sang trọng của kiến trúc, đồng thời bảo tồn phong cách cổ điển đóng góp giá trị nghệ thuật, biến không gian thành một điểm nhấn sống động với vẻ đẹp kinh ngạc.
Vậy phương pháp lắp đặt kính gương như thế nào để đảm bảo an toàn mà vẫn mang đến một không gian hiện đại và tinh tế? Có rất nhiều phương pháp gắn một tấm gương không có khung lên tường một cách an toàn và thẩm mỹ. Việc lựa chọn một phương pháp khả thi sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của tường xây, vị trí và các yếu tố khác.
Dưới đây là một số phương pháp lắp đặt kính gương mà các đơn vị thi công lắp đặt kính có thể tham khảo và lựa chọn.
a. Dùng ma-tít
Ma-tít phải tương thích với mặt sau của gương và tường. Tường phải sạch và không có giấy dán tường bị bong. Với tường mới, nên được sơn mịn và trét/bả kín. Lắp gương sao cho không khí được lưu thông theo chiều dọc. Đỡ phần dưới của gương bằng kẹp hoặc thanh đỡ hình chữ “J”. Phần đầu của gương nên được cố định với cấu trúc nhà bằng các móc.
b. Băng dính hai mặt
Băng dính nên được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Băng dính phải tương thích với mặt sau của gương và phải có khả năng dính chặt lâu dài vào tường.
Tường phải được làm sạch và không có giấy dán tường bị bong. Băng dính phải dày ít nhất 3mm. Băng dính phải được dán theo hướng dọc tường. Cắt bớt phía đầu của băng dính tạo thành một điểm để tránh ngưng tụ nước ở phía trên của băng.
Nên dùng băng dính với độ dính khoảng 15 kPa, diện tích băng dính vừa đủ để cung cấp lực giữ cần thiết với tấm gương. Phần cuối của gương nên được đỡ bằng thanh đỡ hình chữ “J” hoặc kẹp.
Phần trên của gương nên được giữ bằng kẹp. Không được dùng riêng băng dính hai mặt để gắn gương với tường. Sự thay đổi nhiệt độ, điều kiện thời tiết hoặc thời gian sử dụng lâu dài có thể làm cho băng dính bong khỏi gương.
c. Khung lót gỗ
Những thanh gỗ gắn vào tường có thể khắc phụ được bề mặt nhấp nhô trên tường nên phương pháp này thường dùng khi lắp đặt gương ở những vị trí bất lợi.
Lắp gương bằng phương pháp này sẽ đạt được độ thẳng đứng gần như hoàn hảo. Gỗ nên được sơn mịn trước khi gắn vào tường để loại bỏ sự tương tác giữa nhựa trong gỗ và mặt sau của gương. Sau khi khung gỗ được lắp, người ta có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào để lắp gương vào khung.
d. Rãnh và kẹp đỡ
Rãnh liền hình chữ “J” được gắn một cách an toàn và nằm trên cùng một mặt phẳng với khung lót được dùng để đỡ phần dưới của gương. Kẹp đỡ dùng để đỡ phần đầu và/hoặc phần bên của gương.
Hai cục kê kích thước 3mm x100mm nên được gắn vào phía trong ở các điểm chia 1/4 chiều dài thanh và hai lỗ thoát nước kích thước 6mm nên được khoan ở lòng thanh đỡ và ở khoảng giữa các cục kê.
e. Khung kim loại
Khi lắp gương có khung kim loại, người ta ít gặp vấn đề vì khung kim loại thường có giá đỡ đầy đủ và rìa bảo vệ
⇒ Các đơn vị thi công lắp đặt gương cần lưu ý một số điểm sau:
-
Lắp gương phải đảm bảo độ thẳng đứng và ngay ngắn để tránh hình ảnh phản chiếu trong gương bị méo
-
Không bao giờ lắp gương trên lớp vữa mới, tường mới xây, gỗ chưa đánh xi hoặc gỗ dán, hoặc trên tường mới sơn. Không lắp gương ở nơi mà trong không khí có dung môi hay chất tẩy rửa loại nặng.
-
Không lắp gương trong điều khiện thời tiết ẩm, trừ khi có máy điều hòa nhiệt độ hoạt động
-
Luôn để một khoảng trống ở phía sau gương để thông hơi cho phần phía sau tấm gương. Nếu không về lâu dài, hơi ẩm bị giữ lại ở mặt sau tấm gương có thể làm hỏng mặt sau của gương.