Nguồn : Hiệp hội kính và thuỷ tinh Việt Nam – Tài liệu : Cẩm nang sử dụng kính trong xây dựng
CHỈ DẪN CHI TIẾT CHO LẮP DỰNG KÍNH
6.1. TÍNH TƯƠNG THÍCH GIỮA CÁC VẬT LIỆU
Đối với bất cứ công trình nào, khả năng tương thích của các vật liệu là các yếu tố quan trọng để hệ thống có thể được sử dụng lâu dài. Phản ứng hóa học có thể xảy ra do các tiếp xúc của các vật liệu không tương thích. Đôi khi các chất bay hơi từ một vật liệu nào đó có thể thoát ra khỏi các chất trám, miếng đệm, cục chêm, cục kê và có khả năng gây ra những hư hỏng nặng cho các lớp trám, chất dính kết hoặc lớp phù bảo vệ bề mặt của tấm kính. Một vài nguyên tố hoặc hợp chất này có thể hoạt động một mình trong khi các chất khác cần phải có độ ẩm, nhiệt hoặc kết hợp với các nguyên tố hoặc hợp chất hóa học khác mới gây ra các tác động có hại.
Các nhà sản xuất chất trám cần thực hiện kiểm tra độ tương thích trong phòng thí nghiệm và công bố các kết quả. Công việc này rất cần cho quá trình lắp đặt kính.
Các loại kính hộp cách nhiệt, kính dán an toàn và kính cường lực che mờ đục đòi hỏi sự lưu ý đặc biệt. Kính hộp cách nhiệt được sản xuất với nhiều loại chất trám, thay đổi tùy theo các nhà sản xuất. Kính dán an toàn được sản xuất với phim dán kính từ polyvinyl buntyral (PVB), urethane, ionomer, nhựa thông hoặc các vật liệu dán khác. Kính tường che mờ đục được sản xuất với các lớp phủ từ màng polyester và silicon, các vật liệu này có thể thay đổi phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Các chất trám và các miếng đệm lắp trên các tấm kính cần phải tương thích với sản phẩm đã được gia công cũng như các vật liệu khác sử dụng trong quá trình lắp kính. Các vật liệu này bao gồm như sau:
+ Tấm phim dán
+ Lớp phủ men gốm
+ Chất làm sạch
+ Đệm mép
+ Lớp trám kính lắp phía ngoài ( Vật liệu trám chống chịu thời tiết)
+Bộ đệm
+ Băng lắp kính
+ Chân hoặc đường hàn chân
+Các chất trám kính hộp
+Vật liệu cách nhiệt
+ Chất trám kính lắp phía trong
+ Màng dán kính
+ Chất làm mờ
+ Chất trám các khung cánh cửa
+ Cục kê
+ Lớp phủ silicone
+ Cục chêm
Khi sử dụng các khung lắp kính bằng gỗ, các chất bảo quản gỗ phải được sấy khô để giảm thiểu khả năng chất bảo quản gỗ không tương thích với chất trám của kính hộp cách nhiệt, điều này có thể dẫn tới lớp trám sớm bị hỏng.
Tính tương thích luôn cần được quan tâm và kiểm tra chứ không được giả định. Có thể tham khảo ASTM C 510 Tiêu chuẩn phương pháp thử đối với vết ố bám và thay đổi màu sắc của các lớp trám đơn hoặc đa thành phần, ASTM C 794 tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cho gioăng chịu nén đàn hồi, cục kê và cục chêm và ASTM C 1087 tiêu chuẩn phương pháp thử để xác định độ tương thích của chất trám lỏng với các phụ kiện sử dụng trong hệ thống lắp kính đều là những hướng dẫn quan trọng khi thực hiện công việc.
6.2. LẮP KÍNH
Khi đặt tấm kính vào khung, cần có áp lực vừa đủ ấm tấm kính xuống cục kê để sau đó có thể lắp chính xác gioăng hoặc băng trám dưới áp lực. Cần phải định vị chính xác tấm kính trên cục kê. Tình trạng áp suất không đều hoặc xuất hiện cục bộ trên tấm kính có thể do đặt kính không đúng vị trí trên cục kê. Vật liệu lắp kính tạo áp suất cần được đưa vào ngay để duy trì áp lực.
Có thể tham khảo cách lắp kính chuẩn qua một ví dụ cảu phương pháp lắp kính khô/ướt với lớp băng trám được chèn để chống lại điều kiện thời tiết và một đệm cao su cứng tạo ra áp lực. Nếu ngay từ đầu không đạt được áp suất phù hợp hoặc không được duy trì thì có thể dẫn tới kính không chịu được thời tiết và các điểm áp lực cục bộ sẽ xuất hiện trên bề mặt kính tại các cục kê.
6.3. LẮP KÍNH ƯỚT
6.3.1. Thông tin chung
Các vật liệu lắp kính ướt có thể được phân chia thành 3 loại chính như sau:
- Băng trám định hình
- Các chất trám đàn hồi có thể phun được
- Không lưu hóa
- Lưu hóa
- Matit và hỗn hợp lắp kính
Các miếng chèn bên thường được dùng lắp kính ướt để giữ kính ở giữa ô cửa và giữ kính ở vị trí cố định khi chịu tải của gió, chấn động hoặc chuyển động của tòa nhà. Một hệ thống lắp kính ướt đặc trưng được giới thiệu trong hình 6.1.
6.3.2. Băng trám định hình
Băng trám định hình thường được làm từ vật liệu đàn hồi được ép thành dải có độ rộng và dày phù hợp với các ứng dụng cụ thể. Băng duy trì độ co dãn trong một khoảng thời gian dài và có độ bám dính tốt trên bề mặt kính, kim loại hoặc gỗ khi chịu một áp lực liên tục. Trên thị trường thường bán các loại băng keo đồng bộ các thanh chèn theo nhu cầu. Các băng hybrid đàn hồi không có thanh chèn toàn bộ cũng đang được sử dụng phổ biến khi lắp kính áp lực. Các loại băng này được cung cấp ở dạng cuộn, được dán giấy bảo vệ 1 mặt. Các băng được dán trên bề mặt kính sạch, khô 24 tiếng trước khi lắp kính. Bề mặt kính phải được chuẩn bị phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo độ bám dính tốt. Tất cả các đầu nối và góc nối cần được cắt vuông vắn, chính xác, không được gối lên nhau hoặc kéo căng. Các đầu nối nên được phủ lớp mỏng chất trám lỏng tương thích để đảm bảo chắc chắn kín. Các điểm nối duy nhất của băng nên được đặt ở góc.
6.3.3. Chất trám phun đàn hồi
Có hai loại chất trám phun được sử dụng trong quá trình lắp đặt là chất trám lưu hóa và chất trám không lưu hóa. Chất trám không lưu hóa duy trì độ mềm và kết kính, trong khi chất trám lưu hóa trở nên bán cứng, dạng cao su tổng hợp.
Chất trám phun không lưu hóa thường được sử dụng để trám các điểm nối kim loại – kim loại tại các vị trí khuất.
Chất trám phun lưu hóa là các vật liệu như polysulfit, silicon, urethan, acrylics và các loại vật liệu polime tổng hợp khác, loại chất trám này được lưu hóa để có trạng thái đàn hồi qua các phản ứng hóa học dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc qua sự bốc hơi của dung môi. Chất trám phun lưu hóa thường được sử dụng để phun tại chỗ hoặc trám bịt đầu. Bề mặt trám phải sạch, khô và nếu cần thiết phải sơn lót để phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ môi trường xung quanh phải theo quy định của nhà sản xuất trong thời gian phun trám và lưu hóa.
6.3.4. Matit và hỗn hợp lắp kính
Matit hoặc hỗn hợp lắp kính thường không được sử dụng do không có hiệu quả đối với các tấm kính có kích cỡ trung bình và lớn. Dầu và các dung môi làm cho matit không tương thích với các đệm cao su, butyls, nhựa dẻo, silicone, EPDM và acrylic. Matit hỗn hợp lắp kính không nên sử dụng cho kính cách nhiệt hoặc kính dán.
6.4. ĐỆM NGĂN CÁCH
Các miếng đẹm ngăn cách định vị tấm kính ở giữa rãnh lắp kính, giữa các nẹp. Chúng có thể không liên tục hoặc liên tục và tạo ra các khoảng cách cố định giữa kính và khung kính. Các miếng đệm này sẽ kiểm soát độ hở mặt.
Các miếng đệm không liên tục sẽ được đặt với các khoảng đều nhau giữa các tâm điểm khoảng 450mm tới 610mm. Độ dày của các miếng đệm có thể thay đổi, độ dài nhỏ nhất của đệm chỉ nên là 150mm.
Kích cỡ sai hoặc vị trí lắp đặt sai của các miếng đệm có thể tạo ra các điểm áp lực cục bộ trên bề mặt kính và dẫn đến kính có thể bị vỡ. Việc lắp đặt nên bắt đầu từ cục kê và kéo đều về 2 phía trái và phải để các tấm đệm trên các thanh khung đối diện nằm đối diện nhau. Nếu hệ thống cửa kính được lắp ướt cả bên trong lẫn bên ngoài thì các miếng đệm bên trong và bên ngoài nên có cùng kích cỡ chính xác và nằm chính xác đối diện nhau.
Các miếng đệm liên tục thích hợp hơn vì chúng tạo ra một lớp đệm đồng đều xung quanh chu vi của kính tiết kiệm nhân công so với việc lắp đặt từng miếng đệm riêng lẻ. Các băng trám định hình với một lớp đê,j liên tục toàn bộ được sử dụng trong hệ thống lắp kính bằng băng. Băng hybrid đàn hồi không cần đệm toàn bộ cũng được dùng cho lắp kính chịu lực ép.
Độ cứng của đệm phụ thuộc và các yêu cầu của nhà sản xuất kính khác nhau, thông thường yêu cầu độ cứng từ 40-60 với máy đo độ cứng dẻo Shore A.
6.5. LẮP KÍNH KHÔ
Lắp kính khô thường được áp dụng cho hệ thống lắp kính sử dụng cá gioăng cao su ép đùn làm vật liệu trám. Trong những năm gần đây phương pháp lắp kính này trở nên phổ biến do chất lượng của chúng không bị ảnh hưởng bởi quá trình lắp đặt, thời tiết, tay nghề và độ tương thích như đối với phương pháp lắp kính ướt. Lắp kính khô còn được gọi là hệ thống lắp kính với lớp gioăng chịu lực ép.
Hai loại gioăng cao su cơ bản vẫn thường được dùng trong hệ thống lắp kính chịu lực ép là: 1)bộ gioăng mềm và 2)bộ gioăng cứng. Một hệ thống lắp kính riêng biệt có thể chỉ sử dụng một trong hai loại trên cả 2 mặt kính (cứng/cứng) hoặc có thể kết hợp (mềm/cứng). Để giữ gioăng chắc chắn, người ta có thể dùng ghim, chốt hãm hoặc các chất kết kính. Khi sử dụng bộ gioăng với ghim hoặc chốt hãm cần kiểm tra độ ăn khớp và dung sai.
Các miếng gioăng thường làm bằng cao su đàn hồi, EPDM hoặc hợp chất của silicon và cao su. Cần tính toán kích thước gioăng cẩn thận, có xét đến dung sai âm hoặc dương của kính, kim loại và cao su, các chi tiết mềm sẽ được nén xuống 25 tới 40% và tạo nên lớp bịt kính chống lại sự thay đổi thời tiết.
Các góc của bộ gioăng mềm thường được đúc khuôn hoặc lưu hóa (nếu không, chúng cần được bịt kín các góc), như vậy sẽ tạo thành vật liệu lắp kính liên tục không mối nối xung quanh các mặt của khung kính. Hệ thống thoát nước rất quan trọng đối với bất cứ hệ thống cửa kính với gioăng chịu áp lực nào.
Các miếng gioăng nên được chế tạo hoặc cắt dài hơn một chút so với kích thước lắp, do hiện tượng dãn tự nhiên của vật liệu gioăng sau khi lắp đặt. Một vài loại giăng, tùy thuộc vào vật liệu chế tạo , có thể co lại. Nên tham khảo các nhà sản xuất gioăng để có thông tin về mức độ co và hướng dẫn về chỉnh kích thước của miếng gioăng (hệ số nhét chặt).
Việc lắp đặt bộ gioăng mềm nên bắt đầu từ hai góc liền kề của ô cửa và một đoạn gioăng khoảng 50 tới 75mm sẽ được ép chặt tại vị trí mỗi góc. Tiếp theo, một đoạn khoảng 50 tới 75mm ở giữa miếng gioăng sẽ được ép chặt tại trung điểm giữa các góc. Nếu kích thước ô cửa quá lớn, thực hiện các quá trình trên tại điểm một phần tư. Sau đó lắp phần gioăng còn lại, nối 2 điểm đã được lắp gioăng với nhau. Quá trình này sẽ phân bố gioăng thừ đều nhau và sẽ ngăn chặn khả năng gioăng bị kéo căng. Nếu kính không được lắp đựt chính xác trên cục kê, khi bắt đầu lắp đặt miếng nêm tại các góc sẽ có thể gây ra các ứng suất uốn trên bề mặt kính. Điều này có thể dẫn đến việc kính bị nứt vỡ ngay lập tức hoặc sau đó.
6.6. LẮP KÍNH PHỐI HỢP ƯỚT KHÔ
Lắp cửa kính ướt/khô là kết hợp của thiết kế lắp cửa kính ướt và lắp cửa kính khô. Có thể xem hệ thống lắp cửa kính ướt/khô đặc trưng ở hình 6.2.
6.7. LỚP PHỦ VIỀN
Lớp phủ viền được thực hiện trên chu vi bên ngoài của cửa kính. Mục đích là để cửa kính không thấm nước và chịu được tác động thời tiết. Chúng có thể được lắp đặt từ đầu hoặc lắp đặt bổ sung, sửa chữa sau. Các đặc tính của lớp phủ viền như sau:
+ Có tính đàn hồi tốt để hấp thụ các dịch chuyển giữa kính và khung mà không bị hư hỏng.
+ Có độ bám dính tốt
+Chúng tương thích, nhưng không dính chặt với vật liệu phụ trợ
+Có tỉ lệ chiều rộng trên chiều sâu là 2 hoặc lớn hơn, phụ thuộc và độ giãn hoặc của chất trám.
+ Có đường thoát nước
+ Có mặt tiếp xúc với các mặt nền đủ để đảm bảo công năng
6.8. HỆ THỐNG LẮP KÍNH ÁP LỰC
Hệ thống lắp kính áp lực có nghĩa là cần phải sử dụng cờ lê hoặc tuốc nơ vít tạo áp lực cơ học để đạt độ kín chống tác động thời tiết của hệ thống lắp kính.
Hình 6.4 cho thấy hệ thống đặc trưng với thanh ép ngoài được vặn vít.
Cao su Neoprene, EPDM hoặc cao su tổng hợp thường được sử dụng làm lớp trám chịu thời tiết. Nếu vặn quá mức bu lông của thanh ép có thể gây hại đến mép kính. Một lớp cách ly liên tục được dùng để điều chỉnh lực nén lên kính và ngăn nước ở thanh ngang. Lực vặn bu lông của thanh ép không phù hợp có theer gây ra rò khí và nước. Nếu có thể, nhà sản xuất phải có hướng dẫn về lực vặn thích hợp. Việc lắp đặt và trám kính hệ thống mạch ghép nối là cần thiết để chống thấm nước.
Đối với hệ thống thanh ép, trước tiên vặn đinh ốc ở cục kê, sau đó tại các điểm một phần tư của thanh dọc, như vậy áp lực được ép đều lên các mép đối diện của kính. Gioăng cần tiếp xúc với kính tại vị trí cách mép kính trên 3mm, tiếp xúc ngay tại mép kính hoặc sát gần mép kính có thể làm kính vỡ.
Nhiều hệ thống lắp khô hoặc ướt, như hình 6.1 và 6.2 cũng được xem là hệ thống lắp kính áp lực vì gioăng chèn cứng tạo ra áp lực qua kính và ép lên lớp trám chịu thời tiết, do đó tạo độ bền chống thấm nước cho cửa kính.
6.9. GHÉP KÍNH ĐỐI ĐẦU
Ghép kính đối đầu là cách lắp đặt kính để tạo tầm nhìn rộng, không bị các phần khung đứng làm đứt đoạn. Có thể sử dụng phương pháp truyền thống để lắp kính ở phần trên và bậu cửa kính, sử dụng các kết cấu giữ bằng kim loại hoặc gỗ với các chất trám ướt, khô hoặc ướt/khô. Những mép kính đứng được đặt cách nhau một chút và được trám kín bằng silicone. Chất trám chỉ được dùng để ngăn tác động của thời tiết tại mạch ghép dọc, vì vậy mạch ghép dọc giữa kính và chất trám không được coi là kết cấu. Trong một số ứng dụng nội thất, người ta không sử dụng chất trám mà dùng kẹp, đầu nối, chốt để giữ các tấm kính ghép liền nhau trên cùng mặt phẳng để tránh khả năng bị kẹp ngón tay.
Thiết kế và thi công một hệ thống cửa kính ghép đối đầu hòi hỏi chú ý nhiều hơn tới chi tiết từng bước tiến hành so với một hệ thống thông thường dùng nẹp dọc. Tấm kính ở đây chỉ được đỡ ở 2 mép (thường ở đỉnh hoặc bậu cửa), vì vậy thiết kế biểu đồ tải trọng cho kính được đỡ 4 mép là không hợp lý. Độ võng và ứng suất dưới tải trọng thiết kế của kính đỡ ở 2 mép sẽ lớn hơn so với loại kính có cùng độ dày và kích cỡ được đỡ ở 4 mép. Thiết kế phải lưu ý đến độ bền cảu kính, độ võng và độ kéo căng mép kính.
Nói chung, kính có độ dày tối thiểu 10mm có thể đáp ứng cho cửa kính ghép nối. Kính dày hơn sẽ có độ võng nhỏ hơn.
Riêng đố với kính đã qua xử lý nhiệt, do độ cong vênh vốn có của nó, khó đạt được một đường ghép nối silicone thẳng đứng tuyệt đối.
Cần điều chỉnh chính xác vị trí của bậu cửa, và cần sự phòng ở phần đỉnh cho độ võng của kết cấu. mép kính dọc được mài và đánh bóng để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ.
Kính hộp cách nhiệt không thích hợp cho kính ghép đối đầu. Khi kính bị võng, lớp trám bị dịch chuyển dọc theo theo mép không được đỡ giữa kính và thanh chèn. Hầu hết các chất trám bằng silicon trong đã lưu hóa đều có dạng đục, mờ. Ngay cả khi được trám và gia công đúng quy trình, chất trám silicon trong dùng cho ghép đối đầu có thể sinh bọt khí. Điều này dễ xảy ra hơn trong mối ghép đối đầu có thể sinh bọt khí. Điều này dễ xảy ra hơn trong mối ghép đối đầu giữa kính dày hơn 10mm. Để tránh nhìn thấy bọt khí, nên sử dụng silicon màu đục (đen, đỏ, đồng…)
Độ dày kính | Chiều rộng mối ghép | |
Tối thiểu | Tối đa | |
10mm | 10mm | 11mm |
10mm | 10mm | 11mm |
16mm | 10mm | 12mm |
19mm | 10mm | 16mm |
22mm | 10mm | 16mm |
Không nên nhầm lẫn giữa lắp kính ghép đối đầu với lắp kính silicon kết cấu. Cả hai cấu trúc đều có dạng bên ngoài giống nhau, tuy nhiên trong cấu trúc lắp kính silicon kết cấu có một đố dọc bên trong kính bám dính vào.
6.10. LẮP KÍNH VỚI SILICON KẾT CẤU
Hệ lắp kính bằng silicon kết cấu tạo thành giá đỡmép kính, có hình dạng bên ngoài và phương pháp cố định kính vào hệ khung đỡ khác với kết cấu kính ghép đối đầu.
Trong hệ thống này, chất trám silicon kết cấu là phương tiện gá lắp để đỡ một hoặc nhiều mép kính.
Ví dụ: Lắp kính hình chữ nhật bằng silicon kết cấu bốn cạnh có nghĩa là cả bốn mép được đỡ bằng chất trám silicon kết cấu.
Nhìn chung, một hệ thống lắp kính hai cạnh thường sẽ có hai mép kính đối diện được gắn theo dạng kết cấu vào các đố cửa. Hai mép kính còn lại sẽ được giữ bằng cách thông thường. Nhìn từ bên ngoài, hệ thống hai cạnh trông giống như hệ lắp kính ghép đối đầu, do đó sẽ có nhầm lẫn nếu không sử dụng thuật ngữ chính xác.
Hệ thống bốn cạnh thường có các đố dọc như hình 6.7 và các đố ngang như hình 6.8 tạo thành các giá đỡ cho các cục kê và kính.
Các hệ thống 4 cạnh nên được dùng cho lắp ráp tại xưởng. Kính được gắn với khung nhôm ngay tại xưởng sản xuất bằng chất trám silicone kết cấu. Kết cấu lắp sẵn được vận chuyển tới nơi thi công, được lắp ráp thành cửa kính và sau đó gắn chất trám chịu thời tiết để hoàn thiện công trình.
Các hệ thống hai cạnh có thể được thiết kế để có thể lắp ráp tại xưởng howjc thi công tại công trường.
Lắp kính tại xưởng sẽ cho một lớp trám kết cấu tốt hơn nhờ có các điều kiện làm việc ổn định, được kiểm soát, công tác bảo đảm chất lượng tốt hơn và khả năng sử dụng chất trám silicon hai thành phần đông cứng nhanh. Một số quy phạm xây dựng yêu cầu kính với silicon kết cấu đỡ bốn cạnh phải được lắp ráp tại xưởng.
Những vấn đề cần lưu ý khi kính với silicon kết cấu:
- Sử dụng chất trám kết cấu phù hợp. Chỉ có một số chất trám silicon nhất định có thể dùng cho các ứng dụng kết cấu. Kích cỡ mối ghép phải được thiết kế cho các tải trọng cảu kết cấu. Việc tham khảo và hợp tác với nhà cung cấp chất trám là rất quan trọng. Các mối ghép kết cấu được thiết kế theo tiết diện vuông để đạt mức chịu kéo căng tối đa của chất trám
- Chất trám kết cấu phải được kiểm tra tính tương thích với các chất ttams khác hoặc các vật liệu phụ (gioăng, miếng đệm, thanh chèn khe, chất trám chịu môi trường, cục kê, mặt hoàn thiện kim loại, phủ lớp kính) mà chất trám kết cấu sẽ kết nói. Có thể tham khảo tiêu chuẩn ASTM C 1087 tiêu chuẩn phương pháp thử để xác định khả năng tương thích của chất trám dạng lỏng cùng với các vật liệu phụ được sử dụng trong hệ thống lắp kính kết cấu.
- Chất trám silicon kết cấu được phải thử nghiệm ở bám dính với các lớp nền. Theo yêu cầu cụ thể của thiết kế. Có thể tham khảo C 793 tiêu chuẩn phương pháp thử cho tác động phong hóa nhanh lên chất trám liên kết đàn hồi (C794 độ tróc trong bám dính).
- Phải tuân thủ đầy đủ các công tác chuẩn bị bề mặt và các bước tiến hành phủ chất trám (làm sạch dung môi, phủ nền, che chắn, thời gian lưu hóa…) theo yêu cầu của nhà cung cấp silicon kết cấu. Việc chuẩn bị các bề mặt cấu trúc hoặc thi công không đúng sẽ sớm gây hư hỏng chất trám kết cấu.
- Giám sát chặt chẽ và kiểm soát chất lượng là phương pháp duy nhất để đảm bảo một hệ thống lắp ráp hoạt động tốt. Bên cạnh việc tuân thủ quy trình thi công chất trám phù hợp, cần thiết kiểm tra độ bám dính theo chương trình thử nghiệm kiểm soát chất lượng do nhà cung cấp chất trám kết cấu đưa ra. Mỗi nhà cung cấp chất trám silicon kết cấu đều đưa ra danh mục các kiểm soát chất lượng, bao gồm cả các thử nghiệm, để đảm bảo các đặc tính của chất trám kết cấu.
- Giám sát chặt chẽ và kiểm soát chất lượng là phương pháp duy nhất để đảm bảo một hệ lắp ráp hoạt động tốt. Bên cạnh việc tuân thủ quy trình thi công chất trám phù hợp, cần thiết kiểm tra độ bám dính theo chương trình thử nghiệm kiểm soát chất lượng do nhà cung cấp chất trám kết cấu đưa ra. Mỗi nhà cung cấp chất trám silicon kết cấu đều đưa ra danh mục các bước kiểm soát chất lượng, boa gồm cả các thử nghiệm, để đảm bảo các đặc tính của chất trám kết cấu.
- Khi lắp kính tại chỗ hoặc lắp kính thay thế, cần tuân thủ những khuyến cáo của nhà sản xuất chất trám kết cấu về việc sử dụng giá đỡ tạm thời để giữ kính đúng vị trí trong quá trình lưu hóa, tránh tạo lựu ép sớm cho chất trám.
- Các hộp kính cách nhiệt nhiệt được sử dụng trong các ứng dụng lắp kính silicon kết cấu phải được chế tạo với một lớp trám silicon kết cấu thứ hai. Các chất polysulfide, nhựa polyurethane hoặc butyl nóng chảy sẽ không được sử dụng trong ứng dụng.
- Các hộp kính cách nhiệt được dùng trong các ứng dụng chất xám kết cấu có thể cần một lớp trám phụ sâu hơn, khoảng 8mm hoặc lớn hơn.
Nhà sản xuất kính hộp cách nhiệt phải được thông báo các hộp kính sẽ được dùng trong ứng dụng silicon kết cấu và có trách nhiệm kiểm tra và chấp thuận các chi tiết lắp kính trên bản vẽ thi công. Có thể tham khảo ASTM C 1249 Tiêu chuẩn hướng dẫn về lớp chất trám phụ cho kính hộp cách nhiệt cho các ứng dụng lắp kính với chất trám kết cấu.
6.11. LẮP KÍNH KẾT CẤU VỚI BĂNG BỌT ACRYLIC
Dải băng bọt acrylic được sử dụng trong lắp kính kết cấu. Những dải băng có chất kết dính acrylic trên toàn bộ cấu trúc băng bao gồm cả lõi bọt. Băng bọt acrylic được sử dụng ở các mặt dựng hoặc hệ thống cửa kính khu thương mại, với vai trò chính là liên kết kính với khung kim loại.
Các hướng dẫn cơ bản dành cho lắp kính bằng silicon kết cấu cần được tuân thủ thoe khi dùng băng lắp kính kết cấu với băng bọt acrylic. Công việc này bao gồm xem lại thiết kế hệ thống lắp kính và chi tiết bản thiết kế, thử nghiệm độ bám dính, chuẩn bị tốt bề mặt, công tác đào tạo và chương trình đảm bảo chất lượng. Chỉ có các bang bọt acrylic được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất dành cho lắp kính kết cấu mới được xem xét áp dụng cho hệ mặt dựng và cửa kính khu thương mại. Các băng bọt acrylic lắp kính kết cấu chỉ nên được sử dụng cho các công trình sử dụng hệ lắp ráp sẵn tại nhà máy.
Kết cấu hai cạnh: Kính kết dính với nhau vào thanh đố dọc bằng kim loại bổ trợ và hai cạnh cài vào các rãnh ngang.
Kết cấu bốn cạnh: Kính với bốn cạnh dính kết vào các thanh đố kim loại bổ trợ.
Cửa sổ băng theo kết cấu hai cạnh: kính có 2 cạnh kết dính các thanh đố dọc bổ trợ bằng kim loại và hai cạnh được cài vào các rãnh dọc.
Cửa sổ băng dọc – kính có hai cạnh kết dính vào thanh đố ngang bổ trợ bằng kim loại và 2 cạnh được cài vào các rãnh dọc.
Kết cấu 2 cạnh: Kính dính kết vào các thanh đố dọc với hai cạnh ngang được cài vào các rãnh lắp kính.
Kết cấu 4 cạnh: kính dính kết vào các thanh đố dọc và ngang.
6.12. LẮP KÍNH NGHIÊNG
Hệ thống lắp kính nghiêng bao gồm cả lắp kính có ngàm truyền thống và kỹ thuật silicon kết cấu hai cạnh và bốn cạnh. Đối với hệ thống lắp kính có ngàm, mỗi mép tấm kính được giữ bằng ngàm ghép kính bằng kim loại. Loại hệ thống này thường làm mức độ thấm nước tăng lên đáng kể do việc đọng nước gây ra bởi ngàm rầm và đượng giao góc với ngàm vì kèo.
Với nguyên lý lắp kính bằng silicon kết cấu hai cạnh, có thể loại bỏ được các ngàm lớp kính ngang trên rầm. Hệ thống lắp kính bằng silicon kết cấu bốn cạnh loại bỏ được gần như toàn bộ nhôm ngoại thất trên tường dốc. Rầm được lắp kính bằng silicon kết cấu với độ dốc khuyến nghị tối thiểu 15 độ tính từ mặt ngang làm giảm thiểu độ ngấm nước, tích tụ cặn lắng và làm biến màu kính.
Hết sức lưu ý rằng đối với hệ thống ghép kính bằng silicon hai và bốn cạnh, một hộp kính cách nhiệt phải được liên kết trên toàn bộ cạnh. Các cạnh liền kề với nhau phải được ghép cố định vào rầm bằng các mối ghép silicon kết cấu. Mặc dù hệ thống lắp kính bằng silicon làm giảm lượng nước tẩm thấu nhưng tốt nhất vẫn nên kết hợp với một hệ thống máng cơ khí để thoát nước thấm và ngưng tụ.
Có thể tham khảo mục 6.1 tính tương thích giữa các vật liệu và mục 6.10 lắp kính với silicon kết cấu cho các quy trình thử độ tương thích và thử độ kết dính, các quy trình phải được tuân thủ để đảm bảo việc lắp đặt đúng quy cách.
Vì các lý do an toàn, công nhân không được phép đi lại hoặc đứng thao tác trực tiếp trên mặt kính nghiêng. Cần lắp một sàn đỡ tạm thời an toàn. Sau này không chạm vào kính. Những nguyên tắc trên cùng được áp dụng cho người bảo trì sau này.
Xem thêm mục 4.5 lắp kính nghiêng để biết các lưu ý về thiết kế. Có thể tham khảo ấn bản AAMA GDSG – 1, thiết kế kính cho lắp kính nghiêng.
6.13. KÍNH CONG
KÍnh cong thường dùng như tấm kính chuyển tiếp từ kính nghiêng sang kính đứng. Do đó, kính cong có thể được dùng trong lắp kính bằng silicon kết cấu như đã nói tới ở 2 phần trước.
Thao tác:
KÍnh cong đòi hỏi người lắp đặt cần phải cẩn thận khi thao tác hơn nhiều so với kính phẳng. Trọng tâm thay đổi khi kính bị uốn cong vì vậy cần nhiều nhân công hơn khi khuân chuyển hoặc lắp đặt kính cong so với thao tác với tấm kính phẳng cùng kích thước và độ dày.
Sử dụng cáp và cốc chân không với đường kính và độ sâu phù hợp có tác dụng tạo lực hút chặt bề mặt kính để thao tác với những tấm kính cong lớn.
Sai số:
Kính cong yêu cầu phải được bảo dưỡng và thiết kế đặc biệt kỹ càng. Mái đua cong của một phòng kính hoặc góc đứng của một tòa nhà có thể có tới 3 tấm kính cong và bốn khung nhôm cong hoặc nhiều hơn nữa. Sai số tích lũy có thể gây sai lệch, làm xuất hiện điểm ứng suất trên kính và gây ra vỡ kính.
Sai số thường có ở loại kính kiến trúc cong và hệ thống khung cong thường là +3mm với mỗi bán kính.
Thao tác lắp kính
Khi kính cong được lắp đặt với đường cong chạy dọc, ví dụ như góc tròn của một tòa nhà, có thể sử dụng ba cục kê thay vì hai cục như thông thường. Hai cục thông thường được lắp tại các điểm một phần tư và một cục bổ sung lắp ở điểm giữa mặt cong. Các cục kê nên có độ dài tương ứng với những cục kê sử dụng trong lắp kính phẳng và nên được tạo rãnh chữ V ở vài chỗ để có thể uốn cong được theo độ cong của kính.
Khi kính cong được lắp đặt với đường cong chạy ngang như mái đua cong, đoạn chuyển tiếp từ một độ dốc tới đường thẳng đứng, nên dùng các cục kê và cục đệm ngang như được dùng cho kính phẳng.
Sai số tích lỹ ở kính cong và phần khung nhôm ép đùn dạng cong đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng trong việc chọn vật liệu nẹp và gioăng lắp kính. Rãnh lắp phải đủ rọng để lắp nẹp kính mà không tạo áp lực lên kính. Các ứng suất tích lũy; một ứng suất điểm được tạo ra trong quá trình lắp kính và các tải trọng nhiệt, gió trong quá trình sử dụng có thể gây ra hiện tượng kính tự vỡ sau này.
Việc sử dụng các cục chêm gián đoạn, thanh chèn khe và các lớp trám ướt thường được khuyến khích sử dụng nhằm giảm thiểu ứng suất lên kính tại nẹp kính. Cần phải để một khe hở mặt danh định 10mm hoặc lớn hơn, ở cả bên trong và bên ngoài dự phòng cho các sai số cảu kính và khung lắp.
Cần phải có biện pháp phòng ngừa khi lắp đặt kính qua xử lý nhiệt. Hư hại đối với mép và bề mặt kính có thể là nguyên nhân vỡ của tấm kính sau này. Đối với kính dán thường , phải cẩn trọng trọng thao tác lắp đặt. Kính dán thường cong lại dễ vỡ do có sai số và các nguyên nhân khác, cho nên cần được lắp đặt trong hệ thống kín ướt. Có thể áp dụng thêm biện pháp lắp kính dùng kỹ thuật lắp kính ướt và một nẹp chặn.
Do các chênh lệch dung sai nên điều cốt yếu là phải tạo ra mức độ linh hoạt cho hệ thống lắp kính để tránh tạo ứng suất lên kính. Các chênh lệch này cần phải được phát hiện sớm trước khi tiến hành lắp kính, để ngăn chặn hiện tượng vỡ kính về sau. Về cơ bản, cần phải có nhân sự có kinh nghiệm thực hiện tốt việc giám sát ngay khi bắt đầu lắp đặt.
Việc uốn cong kính kiến trúc và khung nhôm là một việc quan trọng đối với kính và ngành công nghiệp lắp kính. Như nhiều ngành chuyên môn khác, thuật ngữ dùng riêng cho ngành công nghiệp uốn kính công nghiệp phát triển qua nhiều năm. Hơn nữa, rất nhiều thuật ngữ thông dụng có nghĩa rất khác khi được dùng trong ngành uốn kính và kim loại.
Để trợ giúp việc hiểu đúng về kính và kim loại uốn cong để mô tả chính xác một dự án.
Dây cung: Là kích thước của đường thẳng tượng tượng nối hai đầu của hình vòng cung haowjc hình vòm. Đôi khi, được dùng để chỉ kích thước hoặc số đo giữa các điểm.
Chu vi đường tròn: Chiều dài đường cong kín làm thành hình tròn. Cần xác định xem phép đo thực hiện ở mặt trong hay mặt ngoài kính.
Đường cong phức hợp: Trạng thái có đường cong trên một bề mặt ngang và đứng
Đường cong lõm: Khi nhìn từ bên ngoài, đường cong hướng xa từ vị trí của người quan sát.
Đường cong lồi: khi nhìn từ bên ngoài, đường cong hướng về phía người quan sát.
Độ: Mọi đường tròn với bán kính bất kỳ nếu được chia thành 360 độ vòng cung. Chu vi hoặc chiều dài của kính hoặc khung nhôm cong có thể được xác định khi cho “số đo của cung”.
Đường bao: Là chiều dài cảu đường cong hoặc cung. Cần có kích thước hoặc số đo của vật liệu ở trạng thái “giãn rộng” hoặc “làm phẳng”. Cần xác định đường bao dài hơn.
Chiều cao: Kích thước mép thẳng hoặc số đo của một tấm kính khi đối lập với kích thước hoặc số đo của đường bao và cũng có thể được coi là bề rộng nếu tấm kính được lắp đặt ở ứng dụng trên cao.
Tiếp điểm: Là điểm mà tại đó đường thẳng gặp đường cong hoặc cung tròn. Xác định điểm này là vô cùng quan trọng để ghép nối kính cong với kim loại
Bán kính: Kích thước hoặc số đo của một đường thẳng tưởng tượng từ tâm đường tròn tới cung hoặc chu vi đường tròn
Mũi tên: Trong thuật ngữ hình học, mũi tên được hiểu là độ cao của cung. Mũi tên hoặc độ cao của cung khi được dùng kết hợp với dây cung có thể dùng để tính toán bán kính và đường bao chưa biết.
Đường uốn khúc: Hình thái đường cong lồi và đường cong lõm trong cùng 1 bề mặt
Đường tiếp tuyến: đường thẳng hướng ra ngoài xuất phát từ một cung tròn hoặc đường cong. Đôi khi được coi như một cạnh thẳng.
6.14. LẮP KÍNH DÁN
Kính dán phải được lắp đặt trong hệ thống kính có khả năng thoát nước. Khi lắp kính dán, phải đảm bảo mép của tấm kính khô và không tiếp xúc với hơi nước trong một khoảng thời gian dài. Quá trình tiếp xúc lâu dài với các dung môi, hơi dung môi, nước hoặc hơi nước có thể làm bong tróc lớp PVB dán giữa các tấm kính (làm cho tấm kính mất liên kết cục bộ) hoặc gây mờ ở viền ngoài cảu tấm kính.
Kính dán phải được sử dụng một cách cẩn trọng trong các cấu trúc ghép đối đầu hoặc hệ lắp kính, phải kiểm tra tính tương thích giữa chất chất trám và phim dán kính. Việc tiếp xúc với trực tiếp với dung môi hữu cơ hoặc tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ gây bong tróc lớp phim dán kính hoặc làm mờ vùng rìa kính. Do vậy khi lắp kính dán, chúng ta nên dùng những chất trám như polysulphide, silicon, butyl, băng polybutylene và polyurethane.
Kính dán là sản phẩm được ghép từ các lớp kính và phim dán mà mỗi lớp kính/ phim dán đều có 2 mặt. Khi đánh số các bề mặt, người ta không tính đến các bề mặt trung gian. Việc đánh số bề mặt ngoài và bề mặt trong. Đối với sản phẩm kính dán kết hợp với kính phủ, việc đánh số bề mặt là bắt buộc để đảm bảo tính cách nhiệt và đặc tính quang học cảu hệ kính. Trong đơn đặt hàng sản xuất, cần yêu cầu cung cấp các thông tin về bề mặt và cách lắp đặt.
Các tiêu chuẩn sản phẩm kính dán thường quy định rõ dung sai về chiều dài, chiều rộng và chiều dày. Các giá trị này là cơ sở để cân nhắc khi dán các lớp kính và/hoặc các lớp polycarbonate với các lớp phim dán. Một vấn đề khác cần quan tâm là độ cong vênh tổng thể của sản phẩm do quá trình xử lý nhiệt gây ra.
Đối với kính tôi, chúng ta có thể phải sử dụng lớp phim dán dày hơn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Trong trường hợp đặc biệt, việc độ kín nước không thể thực hiện được với hệ thống lắp kính khô, thì nên áp dụng hệ thống lắp kính ướt với khe hở ở 2 bên.
6.15. KÍNH TÔI NHIỆT
ứng suất bề mặt của kính bán tôi và kính tôi là ứng suất nén cường độ cao, do vậy những hư hại ở cạnh hoặc bề mặt kính tôi dễ gây nên hiện tượng tự vỡ của các tấm kính. Trong trường hợp kính tôi, lượng kính sót lại trong khung thường không đủ để xác định nguyên nhân vỡ.
Do vậy, phải phòng ngừa tránh gây hư hại đến tấm kính trong suốt quá trình vận chuyển, thao tác hoặc lắp đặt.
Với những tấm kính lớn, người ta cho phép một độ cong vênh nhất định. Khi lắp đặt cần bố trí thêm khoảng trống để phòng ngừa tấm kính bị cong vênh.
6.16. LẮP KÍNH HỘP CÁCH NHIỆT
Khi lắp kính hộp, cần phải đảm bảo không còn sót các mảnh vụn, mảnh vỡ trong các rãnh lắp kính, đồng thời cần phải đảm bảo thoát hết nước ra bên ngoài. Khi hệ kính hộp tiếp xúc lâu với nước hoặc hơi nước, chất trám cạnh có thể bị bong ra và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ kính hộp.
Vật liệu lắp kính phải có tính đàn hồi và có sự tương thích với chất trám. Khi sử dụng vật liệu mà không biết rõ khả năng tương thích, nguy cơ gây hỏng với hệ kính là rất lớn. Thông thường, bất cứ chất liệu nào có hơn 4% là dầu hoặc dụng môi được coi là không tương thích và có thể làm biến chất trám cạnh, gây bong tróc và hư hỏng.
Nhiều hệ thống lắp kính dùng lực ép lên cạnh kính để tạo ra sự trám kín. Thông thường, lực ép tối thiểu là 4kg và tối đa là 9kg trên một cm chiều dài của chu vi và không được tác động lên mép của tấm kính tính từ khoảng cách 3mm từ rìa ngoài của tấm kính. Nếu áp lực vượt quá ngưỡng trên, sẽ làm tăng ứng suất cơ học, tạo lực xoắn và có thể gây ra vỡ kính.
Khi chênh cao giữa các độ cao nơi sản xuất với cao độ nơi lắp đặt của kính hộp lớn hơn 750m, thì cần phải bố trí ống thở để điều tiết chênh lệch áp suất. Sự chênh lệch áp suất khí quyển lên đến độ cao 750m là 9.2kPa tương đương với xấp xỉ áp lực gió 443km/h. Nhà sản xuất khi một thời gian nhất định, nếu không, chất hút ẩm sẽ hấp thụ quá nhiều độ ẩm, làm giảm tuổi thọ của bộ phận. Ống thở không bắt buộc phải bịt kín sau khi lắp đặt xong. Với những thiết kế mà ống thở duy trì ở trạng thái mở, người ta thường yêu cầu cụ thể về độ dài và do đó không được cắt ổng thở sau khi lắp đặt. Cắt hoặc bỏ ống có thể làm giảm tuổi thọ kính hộp. Không nên sử dụng ống thở với kính hộp dùng khí trơ, vì có thể gây thất thoát một lượng khí đáng kể qua đường ống.
Khung bị cong không được sửa chữa trong điều kiện nhiệt độ thấp vì nguyên nhân cong có thể do nhiệt độ. Khi cần thiết, việc sửa chữa phải được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng.
6.17. LẮP KÍNH KIỂU CỬA SỔ TÀU THỦY
Lắp kính bao quanh là phương pháp lắp kính thường sử dụng cho cửa sổ tàu thủy. Từ cửa sổ tàu thuyền, phương pháp lắp kính này được ứng dụng cho cửa kính trong nhà, sau đó là cửa sổ trượt ngang và hiện nay thường được ứng dụng trong cửa kính đảm bảo an ninh sử dụng gioăng cao su lưu hóa. Phương pháp này thường sử dụng với kính đơn, không dùng với kính hộp trong các công trình dân dụng.
Gioăng có rãnh chữ U hoặc nhựa vinyl hoặc cao su tổng hợp được bọc xung quanh rìa của tấm kính hoặc bộ phận cách nhiệt. Việc ghép đối đầu kính đơn thường được tiến hành ở phần giữa của các cạnh trên tấm kính. Các góc được cắt một phần để tạo ra góc quay 90 độ. Sau đó, từng phần của khung phụ (bằng nhôm) được lắp bao ngoài gioăng chữ U và được bắt vít vào với nhau tại các góc, sau khi bắt vít, phần khung phụ được lắp vào khung chính (đã được gắn trước vào kết cấu).
Các góc đã được cắt cảu phần bao xung quanh có tác dụng làm thoát lượng nước lọt vào giữa tấm kính và gioăng chữ U. Phương pháp thoát nước này có thể không phù hợp với kính hộp cách nhiệt và làm giảm tuổi thọ của chúng. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường khoan các lỗ có đường kính từ 12mm tới 16mm, cách nhau 150mm để phần giữa chân của thanh chữ U.
6.18. LẮP KÍNH NỘT THẤT
Hướng dẫn chung
- Do các vách và cử kính nội thất không tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài, nên hệ kính không cần phải kín nước hoặc kín khí.
- Khi lắp đặt kính nội thất, yêu cầu phải có khe hở cạnh phù hợp để đặt các miếng đệm và có thiết kế phù hợp để giảm thiểu tiếng kêu lạch cạch cảu kính.
- Vị trí chiều dài cục kê phải tuân theo các thông số. Trường hợp ngoại lệ, với tấm kính có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 6mm, chiều dài và chiều rộng đều nhỏ hơn hoặc bằng 120cm thì tốt nhất khoảng cách giữa các cục kê nên là 50mm – 100mm.
Hướng dẫn lắp kính trong khung gỗ
Sau đây là một vài phương pháp thường dùng để lắp kính vào khung gỗ với nẹp có thể tháo lắp được ở 4 cạnh:
Phương pháp A
- Gắn dải băng dính bọt hoặc dải lắp kính vào phần nẹp cố định.
- Lắp kính vào cục kê và đảm bảo tỳ chắc chắn vào giải băng/ dải lắp kính.
- Lắp nẹp có thể tháo lắp được, đảm bảo tỳ chắc chắn vào kính.
Phương pháp B
- Gắn trám chân bằng silicon xung quanh đường viền của phần nẹp cố định
- Lắp kính vào cục kê và tỳ vào phần silicon và phần nẹp cố định. (Chú ý: dùng silicon ở bước 1, cần chú ý để silicon không rỉ ra ngoài khi lắp kính)
- Lắp nẹp có thể tháo lắp được, đảm bảo tỳ chắc chắn vào kính.
Hướng dẫn lắp kính trong khung kim loại không chống cháy
Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng để lắp kính vào khung kim loại rỗng không ngăn lửa với nẹp có thể tháo được ở mọi phía.
Phương pháp A: Giống như phương pháp lắp kính trong khung gỗ A ở trên.
Phương pháp B
- Gắn dải băng dính bọt hoặc dải lắp kính vào phần nẹp cố định
- Lắp kính vào cục kê và tỳ chắc chắn vào dải băng/giả lắp kính trên phần nẹp cố định
- Gắn dải băng dính hoặc dải lắp kính vào các nẹp có thể tháo lắp được
- Lắp các nẹp có thể tháo lắp được tỳ vào kính
- Cắt đi những phần thừa của dải băng/ dải lắp kính ở phía đầu của các nẹp.
Phương pháp C
- Gắn dải băng dính bọt hoặc dải lắp kính vào đầu phần nẹp cố định
- Lắp kính vào cục kê haowjc tỳ chức chắn vào dải băng/dải lắp kính trên phần nẹp cố định.
- Lắp các nẹp có thể tháo lắp được
- Chèn miếng chêm bằng cao su, bọt hoặc silicom giữa các nẹp có thể tháo gỡ được và tấm kính
- Dùng chất trám silicon hoặc các chất trám chuyên dụng khác để trám vào khe hở giữa những nẹp có thể tháo gỡ được và tấm kính.
- Cắt đi những phần thừa của chất trám
Hướng dẫn lắp kính trong khung kim loại chống cháy
Khi lắp kính vào khung kim loại, nên chú ý tới các loại khung đã được xếp loại là khung chống cháy.
Có thể tham khảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, quy định về việc sử dụng kính và các vật liệu khác cho những ứng dụng ngăn/bền lửa.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn nước ngoài. Ví dụ tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn cho cửa ra vào và cửa sổ ngăn/bền lửa NFPA 80 của hiệp hội phòng cháy quốc gia (NFPA). Cũng có thể tham khảo về NFPA 80 về các chi tiết lắp đặt, hạn chế diện tích lắp kính hay các yêu cầu khác cho các ứng dụng ngăn/bền lửa. NFPA 80 cũng chỉ rõ rằng khe hở giữa những cạnh của kính và rìa bên trong của khung không nên vượt quá 3mm.
- LẮP LAN CAN KÍNH
Lan can kính có thể được sử dụng cho nhà ở như:lô gia của căn hộ, lan can kính trong nhà, lan can cho khu hành lang công cộng, hoặc sử dụng cho công trình công cộng như: can can kính lô gia, lan can kính cho cầu thang, hàng rào kính…
Có nhiều kiểu lan can kính khác nhau hiện đang được sử dụng rộng rãi cho nhà ở và các công trình công cộng như: lan can kính có tay vịn, lan can kính kết hợp tay vịn và trụ, lan can kính sử dụng cấu kiện đỡ.
Về cơ bản lựa chọn và lắp đặt lan can phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu như sau:
Chiều cao tối thiểu của lan can: được quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe.
Công trình | Vị trí | Chiều cao tối thiểu(mm) |
Nhà ở, cơ quan, trường học, công sở và các công trình công cộng | Lo – gia và sân thượng ở các vị trí cao từ 9 tầng trở lên | 1400 |
Vế thang, đường dốc | 900 | |
Các vị trí khác | 1100 | |
Nơi tập trung đông người | 530mm trước ghế ngồi cố định | 800 |
Vế thang, đường dốc | 900 | |
Các vị trí khác | 1100 |
Lựa chọn kính sử dụng cho lan can kính
Khi lắp lan can kính, lô goa kính có độ cao trên 5000mm so với cốt sàn hoàn thiện của tầng 1/tầng trệt, phải sử dụng kính an toàn: kính tôi nhiệt an toàn hoặc kính dán an toàn nhiều lớp. Kính phải được mài cạnh đảm bảo an toàn khi đưa vào lắp đặt.
Tham khảo các yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm kính theo tiêu chuẩn Việt Nam
- TCVN 7455 – kính xây dựng, kính tôi nhiệt an toàn
- TCVN 7364 – Kính xây dựng, kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp.
Lựa chọn các vật liệu khác
Đối với lan can lô gia nơi tiếp xúc trực tiếp và chịu tác động của khí hậu thời tiết, các vật liệu kết hợp với kính như tay vịn, trụ, phụ kiện liên kết, bản mã, bulong, thông thường được ưu tiên sử dụng loại có vật liệu có độ bền nhiệt và độ bền cơ lý cao.
Các tải trọng thiết kế
Khi tính toán thiết kế cho lan can kính đặc biệt là lan can kính cho lô gia, lan can hành lang ngoài trời phải tính đến sức bền vật liệu của các vật liệu như kính, trụ lan can, bản mã, bu lông, tay vịn.
Bên cạnh đó phải tính toán đến tổ hợp các tải trọng và các yếu tố an toàn, giới hạn chuyển vị, xác định các tải trọng trên kết cấu của cả tổ hợp lan can.
Có thể tham khảo các tiêu chuẩn khi thiết kế và tính toán cho lan can kính:
- TCVN 7505:2005 – quy phạm sử dụng kính trong xây dựng – lựa chọn và lắp đặt
- TCVN 2737 – 1995: Tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 338:2005 – kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế
- BS 648 sơ đồ trọng lực của vật liệu xây dựng
- BS 6399 tải trọng cho tòa nhà
- LẮP GƯƠNG
Có rất nhiều phương pháp gắn một tấm gương không có khung lên tường một cách an toàn và thẩm mỹ. Việc lựa chọn một phương pháp khả thi sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của tường xây, vị trí và các yếu tố khác.
- Các phương pháp lắp đặt
Dùng ma – tit
Matit phải tương thích với mặt sau của gương và tường. Tường phải sạch và không có giấy dán tường bị bong. Với tường mới, nên được sơn mịn và trét/bả kín. Lắp gương sao cho không khí được lưu thông theo chiều dọc. Đỡ phần dưới của gương bằng kẹp hoặc thanh đỡ hình chữ “J”. Phần đầu của gương nên được cố định với cấu trúc nhà bằng các móc.
Băng dính hai mặt
Băng dính nên được dùng theo hướng dẫn cảu nhà sản xuất. Băng dính phải tương thích với mặt sau của gương và phải có khả năng dính chặt lâu dài vào tường. Tường phải được làm sạch và không có giấy dán tường bị bong. Băng dính phải dày ít nhất 3mm. Băng dính phải được dán theo hướng dọc tường. Cắt bớt phía đầu của băng dính tạo thành một điểm để tránh ngưng tụ nước ở phía trên của băng. Nên dùng băng dính với độ dính khoảng 15 kPa, diện tích băng dính vừa đủ để cung cấp lực giữ càn thiết với tấm gương. Phần cuối của gương nên được đỡ bằng thanh chữ J hoặc kẹp. Phần trên của gương nên được giữ bằng kẹp. Không được dùng riêng băng dính hai mặt để gắn gương với tường. Sự thay đổi nhiệt độ, điều kiện thời tiết hoặc thời gian sử dụng lâu dài có thể làm cho băng dính bong khỏi gương.
Khung lót gỗ
Những thanh gỗ gắn vào tường có thể khắc phục được bề mặt nhấp nhô ở trên tường, nên phương pháp này thường dùng khi lắp đặt gương ở những vị trí bất lợi. Lắp gương bằng phương pháp này sẽ đạt được độ thẳng đứng gần như hoàn hảo. Thông thường, người ta sử dụng những tấm gỗ kích thước 25mm x 50mm. Gỗ nên được sơn mịn trước khi gắn vào tường để loại bỏ sự tương tác giữa nhựa trong gỗ và mặt sau của gương. Sau khi khung gỗ được lắp, người ta có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào để gắn gương vào khung.
Rãnh và kẹp đỡ
Rãnh liền hình chữ J được gắn một cách an toàn và nằm trên cùng một mặt với khung lót được dùng để đỡ phần đầu và/ hoặc phần bên của gương. Hai cục kê kích thước 3mm x 100mm nên được gắn vào phía trong ở các điểm chia ¼ chiều dài thanh và hai lỗ thoát nước kích thước 6mm nên được khoan ở lòng thanh đỡ và ở khoảng giữa các cục kê.
Khung kim loại
Khi lắp gương có khung kim loại, người ta ít gặp vấn đề vì khung kim loại thường có giá đỡ đầy đủ và rìa bảo vệ.
- Những lưu ý khi lắp gương
Khi tiến hành lắp gương, nên chú ý các vấn đề sau:
- Lắp gương phải đảm bảo độ thẳng đứng và ngay ngắn để tránh hình ảnh phản chiếu trong gương bị méo.
- Không bao giờ lắp gương trên lớp vữa mới, tường mới xây, gỗ chưa đánh xi hoặc gỗ dán, hoặc trên tường sơn mới. Không lắp gương ở nơi mà trong không khí có dung môi hay chất tẩy rửa kim loại nặng.
- Không lắp gương trong điều kiện thời tiết ẩm, trừ khi có máy điều hòa nhiệt độ hoạt động
- Luôn để một khoảng trống ở phía sau gương để thông hơi cho phần phía sau tấm gương. Nếu không về lâu dài, hơi ẩm bị giữ lại ở mặt sau tấm gương có thể làm hỏng mặt sau của gương.
- CỬA VÀ TIỀN SẢNH BẰNG KÍNH TÔI
Trong các kiến trúc nội ngoại thất, cửa/tiền sảnh hoàn toàn bằng kính ngày càng trở nên phổ biến. Về mặt kỹ thuật, hệ thống cửa/tiền sảnh này không phải hoàn toàn bằng kính mà bao gồm các tấm kính dày được tôi nhiệt hoàn toàn (goi tắt là kính tôi) kết hợp với các ray kim loại, các miếng kẹp bằng kim loại và silicon kết cấu. Cửa/tiền sảnh là điểm nhấn cảu bất cứ tòa nhà hoặc không gian nào, và việc sử dụng kính làm cửa/tiền sảnh giúp tạo nên vẻ đẹp, vững chắc và an toàn của cửa/tiền sảnh.
Các mục sau đây trình bày cho những nhà thiết kế/thợ lắp kính tổng quan về các loại cửa/ tiền sảnh được cung cấp từ những nhà sản xuất kính.
- Các loại tiền sảnh
Hình 6.14. bên dưới cho thấy các loại điển hình của tiền sảnh bằng kính
- Các loại cửa
Kiểu P: Bố trí nẹp dài (chạy từ đầu đến cuối theo chiều rộng của cửa) cả ở phần cạnh trên và dưới.
Kiểu BP: ở phần chân cửa (cạnh dưới), bố trí nẹp dài, ở cạnh trên chỉ bố trí nẹp ngắn ở đầu có trục xoay. Trục xoay cũng có thể khớp với một miếng kẹp nghiêng loại nhỏ.
Kiểu A: ở cả phần cạnh trên và dưới, chỉ bố trí nẹp ngắn ở đầu có trục xoay. Phần này cũng khớp với các miếng kẹp nghiêng loại nhỏ. Kiểu này không có khóa cửa.
Kiểu F: Bố trí nẹp ngắn ở đầu có chốt xoay cảu cạnh trên và cạnh dưới, bố trí thêm nẹp ngắn ở phần đầu còn lại cảu cạnh dưới. Kiểu này cũng có thể khớp với các miếng kẹp nghiêng loại nhỏ.
- Các loại kính
Kính dùng cho cửa/tiền sảnh thường là loại kính đơn tấm, tôi nhiệt hoàn toàn, trong suốt hoặc có màu. (chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 4755, có thể tham khảo thêm ASTM C 1048). Độ dày của kính trắng sử dụng cho cửa/tiền sảnh có thể là: 10mm,12mm ,15mm, 19mm. Độ dày cảu kính màu cho cửa/tiền sảnh vào có thể là: 10mm, 12mm.
- Các loại phụ kiện cho cửa/tiền sảnh
- Các loại nẹp
Hình 6.16 bên dưới giới thiệu mặt cắt đứng của các loại nẹp phổ biến, tương thích với các phương pháp lắp kính. Chú ý: Quy chuẩn xây dựng có thể quy định những yêu cầu cụ thể về mặt nẹp ở phần chân của và/ hoặc chiều cao của nẹp.
- Các miếng kẹp
Hình 6.17 bên dưới giới thiệu mặt cắt của những kiểu kẹp (ke) phổ biến. Ngoài ra, còn có thể có nhiều kết cấu cổng vào sử dụng các loại kẹp khác.
- Hệ thống cửa xoay
Bản lề trên và bản lề sàn
Chức năng của bản lề là để đỡ cho cửa và hộ trợ cho việc đi xoay cửa. Có hai loại bản lề là bản lề loại treo là loại treo giữa và loại treo ngoài.
Với kiểu bản lề treo giữa, hõm của trục được bố trí ở giữa chiều dày của tấm kính. Với kiểu treo ngoài thì hõm của trục nằm ngoài tấm kính.
Chú ý: Các kích thước liên quan đến vị trí của trục bản lề được quy định theo tiêu chuẩn. Trong các trường hợp cụ thể có thể có quy định riêng. Thiết bị đóng mở cửa.
Chức năng của thiết bị đóng mở cửa là nhằm điều khiển cánh cửa trong suốt chu kỳ đóng mở của chúng. Chúng có thể được gắn ở phía trên hoặc ở dưới sàn, có thể lộ ra ngoài hoặc ẩn bên trong. Có nhiều loại kích cỡ lò xo khác nhau có sẵn mà thi thay đổi kích cỡ lò xo, sẽ làm tăng hoặc giảm áp lực đóng mở cửa, dừng tại điểm cố định, hoặc nối mang với những hệ thống an toàn và ngăn lửa.
Loại thiết bị đóng mở cửa tự động gắn kín phía trên thường được đặt ở trong đường ống hoặc rãnh ở phía trên cửa. Chúng được dùng cho những cửa có kích cỡ và khối lượng từ nhẹ đến trung bình.
Có 2 phương pháp lắp đặt thiết bị đóng nở cửa đặt dưới sàn: (1) thiết bị được lắp đặt sau khi đổ sàn: người ta bố trí một hốc chờ rỗng (bằng xi măng), sau khi đặt thiết bị sẽ tiến hành trát kín lại. (2) lắp đặt thiết bị trước khi tiến hành đổ sàn. Thiết bị này, với các kích cỡ khác nhau, thích hợp cho tất cả các loại cửa từ loại thường xuyên đóng mở tới loại ít khi đóng mở.
Ngoài các thiết bị trên, trên thị trường còn có các loại thiết bị đóng cửa khác, bao gồm:tự động, có trợ lực, gắn vào bề mặt và loại ẩn trong ray.
- Hệ thống cửa trượt
Có thể sử dụng kính tôi nhiệt hoàn toàn trong các hệ thống cửa trượt bằng cách sử dụng bánh lăn ở phía dưới hoặc phụ kiện treo ở phía trên. Hệ thống gắn trên sàn bao gồm các bánh lăn được gắn vào bộ phận ray ở phần chân cửa, các bánh lăn sẽ lăn trên hệ thống rãnh song song được bố trí ở trên sàn. Để đảm bảo loại cửa trượt này đóng mở êm, hệ thống rãnh phải được giữ sạch đồng thời tránh làm hư hại các bánh lăn. Một rãnh hình chữ U thường được sử dụng làm nhiệm vụ dẫn hướng ở phía trên để hỗ trợ cho hệ thống.
Hệ thống trượt treo phía trên có ưu điểm linh hoạt hơn. Hệ thống treo phía trên thường hoạt động êm hơn và bảo trì dễ dàng hơn vì những phụ kiện của hệ thống được đặt xa khu vực đi lại. Lưu ý khi lắp đặt hệ thống này là nó phải được treo cao và giữ chặt vào kết cấu trên để đảm bảo nâng được trọng lượng của cánh cửa. Việc đóng/mở của trượt có thể bằng tay hoặc tự động.
- Khóa
Hầu hết các cửa kính tôi nhiệt đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng khóa có chốt ngang hoặc núm vặn. Cả 2 loại đều được gắn vào nẹp cửa hoặc miếng kẹp kính.
- Tay nắm cửa
Tay nắm cửa cho cửa ra vào bằng kính tôi nhiệt có rất nhiều hình dáng, kiểu cách. Được sử dụng phổ biến nhất là loại tay kéo cửa bằng kim loại có đường kính 25mm được gắn vào các lỗ trên kính. Tay kéo có thể dọc hoặc ngang, thẳng hoặc chéo. Tay nắm cửa thường được thiết kế sẵn để phù hợp với các vật liệu kim loại mạ lắp trên cửa.
- NHỮNG ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA KÍNH
Các chỉ dẫn cho hầu hết các ứng dụng của kính trong công trình xây dựng đều có trong cuốn sách này. Những chỉ dẫn này dựa trên những tiêu chuẩn về sản phẩm kính, công nghệ lắp đặt kính và quy chuẩn xây dựng của nhà nước. Một số ứng dụng đặc biệt sau đây phải được thiết kế bở những kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về đặc tính của cấu trúc kính. Do các loại kính này được sản xuất theo đơn đặt hàng nên có thể đặt một số lượng kính dư ra để giảm thời gian cần thiết khi thay thế những tám bị vỡ.
- Cửa sổ quan sát cho công trình thủy cung
Với cửa sổ quan sát của công trình thủy cung, yêu cầu thiết kế sẽ khác với yêu cầu thiết kế cho những cửa sổ trong tòa nhà theo tải trọng gió. Hầu hết các loại cửa kính dày chỉ được thiết kế chịu tải trọng phân bố đều tác động trong khoảng thời gian 3 giây, ngược lại kính cho công trình thủy cung luôn phải chịu tải trọng liên tục và lâu dài. Độ lớn của tải trọng gây ra do nước cũng lớn hơn đáng kể so với gió.
Áp lực tác động lên kính liên quan trực tiếp đến chiều cao của khối nước. Áp lực do nước tác động tăng dần từ mặt thoáng xuống đáy. Do đó, biểu đồ áp suất có hình tam giác hoặc hình thang. Ngoài áp lực nước, cần quan tâm đến khối lượng của những động vật biển và tần suất tác động lên tấm kính.
Cửa sổ cho các bể cá lớn, bể bơi và những loại bể tương tự phải được thiết kế để đảm bảo giảm thiểu tất cả những rủi ro có thể gây ra cho con người. Trong thiết kế, cần phải lường trước rằng tấm kính có thể sẽ bị hư hại bởi nhiều nguyên nhân như tác động bên ngoài, ứng suất cơ học, ứng suất nhiệt.
Để đảm bảo an toàn, người ta sử dụng kính dán để ngăn ngừa sự hư hại hoàn toàn khi xảy ra hư hại trên một tấm kính. Không được ngâm rìa của kính dán liên tục dưới nước. Rìa của kính phải được thiết kế và xây dựng sao cho thoát được hơi ẩm trong khung kính và tránh bị ngâm trong nước.
- Cửa sổ quan sát cho chuồng thú
Theo kinh nghiệm, các tính toán kỹ thuật và thử nghiệm cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, thiết kế thích hợp là dùng kính dán với ít nhất 2 lớp bằng kính tôi nhiệt hoàn toàn. Hệ thống khung của chuồng động vật phải có một hệ thống thoát nước vì trong quá trình rửa có thể làm tích lũy hơi ẩm trong những khung lắp kính. Việc tiếp xúc lâu với hơi ẩm trong khung kính sẽ làm cho vật liệu kính dán bị tách lớp.
- Bề mặt đi lại (sàn, cầu thang, thềm cầu thang và đường dốc)
Trong quy chuẩn xây dựng, người ta định nghĩa tải trọng phân bố đều và tải trọng tập trung cho các bề mặt đi lại. Yêu cầu về tải trọng được xác định bởi đối tượng sở hữ và sử dụng( nhà riêng, trung tâm thương mại…)
Khi lựa chọn kính, phải giảm thiểu tối đa những nguy cơ xảy ra hư hại hoàn toàn cho tấm kính. Do nguyên nhân an toàn, người ta sử dụng kính dán cho các bề mặt đi lại. Kính đơn, bao gồm cả kính tôi nhiệt hoàn toàn, không được coi là sản phẩm an toàn cho bề mặt đi lại, bất kể độ dày và hệ số thiết kế của nó.
Theo kinh nghiệm, bề mặt đi lại có thể bị nứt vỡ do tác động, hư hỏng bề mặt nghiêm trọng và tải trọng tập trung. Ở những nơi lưu lượng đi lại cao, sự trầy xước và những hư hại khác ở bề mặt trên của tấm kính sẽ làm mất đi sự trong suốt của tấm kính. Trong một số trường hợp, vài ứng dụng người ta dùng một tấm phủ ( có thể dỡ ra được) được đặt lên trên kính dán. Tấm phủ thường là một tấm kính tôi nhiệt hoàn toàn tương đối mỏng, liên kết với bề mặt kính dán bằng một lớp nhựa. Tấm kính này có thể được dỡ ra và thay thế khi nó bị hư hại.
Các bề mặt đi lại thường được xử lý chống trơn trượt nhằm đảm bảo an toàn cho người đi lại.
- Hệ thống tường hoàn toàn bằng kính
Có nhiều hệ thống lắp kính có sử dụng gân tăng cứng (hoặc chọn kính) bằng kính ghép nối với tấm kính chính, bao gồm 1 hoặc nhiều tấm kính được bố trí theo chiều cao.
Trong mọi trường hợp, gân tăng cứng bằng kính là bộ phận đỡ cảu kết cấu, có tác dụng giống như thanh đố đứng vì kèo bằng kim loại. Không có giới hạn về chiều cao đối với thiết kế tấm kính thẳng đứng. Tương tự, nhiều công trình với các hệ thống cửa ra vào hoàn toàn bằng kính cùng với các kết cấu kính ngang và kính nghiêng, cũng được thiết kế và xây dựng thành công.
Chống kính thường làm bằng kính tôi nhiệt hoàn toàn dày 19mm. Đối với hệ kính một tấm theo chiều cao, tấm kính chính có thể là kính thường, kính dán hoặc kính tôi nhiệt hoàn toàn, hoặc kính cách nhiệt sử dụng cácloại kính trên. Đối với hệ kính nhiều tấm theo chiều cao thì phải dùng kính cường lực hoàn toàn. Có thể là kính một lớp hoặc hệ kính cách nhiệt.
Tấm kính chính gắn với chống dính (gân tăng cứng) có thể bằng mối liên kết silicon kết cấu hoặc gắn cơ học vào điểm đỡ bằng bulong (phương pháp gắn kín đỡ điểm). Phương pháp sau được sử dụng phổ biến với hệ kính nhiều tấm lắp đặt theo chiều cao. Với phương pháp đỡ điểm, khi gắn nhiều tấm với nhau cần phải bố trí các lỗ ở gần góc của tấm kính.
Trong nhiều thiết kế, tấm kính không được đỡ liên tục trên tất cả các cạnh. Trong trường hợp này không được sử dụng những biểu đồ thông thường để xác định độ bền của kính.
Thiết kế hệ thống kính là rất phức tạp, do vậy phải được thự hiện bởi chuyên gia nắm vững những đặc tính cấu trúc của kính. Sự phức tạp trong thiết kế thường do sự khác nhau giữa các chỉ dẫn từ các nhà cung cấp các hệ thống này.
- Hệ thống kính đỡ điểm
Kính kiến trúc đơn lớp, kính dán hoặc kính cách nhiệt thường được đỡ bằng cách giữ ở các cạnh của tấm kính. Để làm mặt bao của tòa nhà trở nên trong suốt hơn, các kỹ sư phải phát triển những phương pháp đỡ kính theo hướng giảm kích cỡ của kết cấu đỡ.
Phương pháp gắn kính vào kết cấu sử dụng bulong bắt trực tiếp qua các lỗ ở trên kính ngày càng trở nên phổ biến. Phương pháp lắp đặt này làm tăng độ trong suốt của mặt bao tòa nhà và mở ra thêm những lựa chọn về mặt kiến trúc với các kết nối bằng bulong.
Các phần chính của hệ thống này bao gồm kính tôi nhiệt hoàn toàn hoặc kính dán nhiều lớp, các chi tiết kết cấu bằng kim loại (bộ kẹp chân nhện, bulong) và một tấm kính vuông góc với tường kính.
Phụ kiện
Phụ kiện đỡ điểm bao gồm nhiều cấu kiện khác nhau như khớp nối đơn và hệ kẹp kính, khớp nối đơn đầu chìm, có thể thêm vòng đệm mềm và gioăng trong kết cấu đỡ, hoặc có thể dùng dạng khớp nối đảo chiều. Những hệ thống phụ kiện này khù hợp cho những cấu trúc mặt tiền và mái vòm, nhưng kính kết cấu phải được thiết kế và chế tạo để tương thích với hệ thống phụ kiện đặc thù. Tổng ứng suất tác động lên trên xung quanh phần lỗ trên kính thay đổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của phụ kiện kẹp. Những nhà sản xuất phụ kiện thường không khuyến cáo về độ dày của kính, khoảng cách từ lỗ tới mép kính và khoảng cách lớn nhất giữa các điểm.
Ứng dụng
Kính đỡ điểm được dùng trong hia ứng dụng khác nhau, lắp kính thẳng đứng và lắp kính nghiêng/kính mái. Lắp kính thẳng đứng hoặc nghiêng có thể sử dụng kính đơn lớp, hệ kính hộp bằng kính tôi và có thể sử dụng cả kính thường dán nếu không có các tải trong tĩnh tác dụng thêm lên lỗ của tấm kính. Khi lắp đặt kính nghiêng và kính mái, cần phải sử dụng kính dán với các tấm kính tôi nhiệt. ĐIểm khác nhau cơ bản giữa lắp kính nghiêng/kính mái và lắp kính thẳng đứng là hệ kính nghiêng/kính mái luôn phải chịu trọng lực của bản thân hệ kính, đồng thời có thể phải chịu tác động của mưa gây ra trong thời gian dài hoặc gạch hoặc đá rơi vào.
- Kính bảo vệ để xem thể thao
Kính được sủ dụng rộng rãi trong những khu vực có tác động gây nguy cơ như hàng rào xung quanh sân bóng, sân quần vợt trong nhà và những môn thể thao liên quan khác. Kính tôi nhiệt hoàn toàn haowjc kính dán được sử dụng nhiều nhất cho các ứng dụng nêu trên.