Nguồn : Hiệp hội kính và thuỷ tinh Việt Nam – Tài liệu : Cẩm nang sử dụng kính trong xây dựng
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ LẮP DỰNG KÍNH
Thiết kế một hệ kính phù hợp đòi hỏi kinh nghiệm, nguyên lý kỹ thuật và có sự đánh giá chính xác. Các sự dịch chuyển của ngôi nhà liên quan đến hệ thống khung, phương pháp lắp đặt, chủng loại kính và dung sai cho phép phải được xác định cùng với tải trọng dự kiến. Nhà thầu lắp kính phải tham gia vào quá trình này trong giai đoạn thiết kế và xác định các thông số kỹ thuật.
Hệ thống khung kính phải được thiết kế phù hợp đễ đỡ và giữ kính dưới các điều kiện tải trọng thiết kế, chịu mọi mặt điều kiện thời tiết, phòng tránh các điểm tải hoặc áp lực trên bề mặt kính sinh ra do sự dịch chuyển của tòa nhà, phòng tránh các tiếp xúc giữa kim loại với kính và hạn chế kính vỡ do các va đập cơ học hoặc nhiệt.
Cuốn cẩm nang hướng dẫn lắp kính không đưa ra chi tiết về mọi cấu trúc kính hoặc hệ thống lắp đặt kính. Tuy nhiên, các thông tin cơ bản sau đây sẽ hữu ích đối với các nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhà thầu chính và nhà thầu lắp đặt kính.
5.1. KIỂM TRA THIẾT KẾ
Chuyên gia thiết kế chịu trách nhiệm chọn loại kính thích hợp cho mục đích sử dụng. Trong số các tiêu chí thiết kế khác, các tiêu chí sau đây nên được xem xét trong quá trình đánh giá thiết kế:
- Yêu cầu về tải trọng, độ bền, độ dày và ứng suất nhiệt của kính
- Các yêu cầu về hiệu suất nhiệt độ với kính và hệ thống khung (hệ số U, hệ số chống ngưng tụ CRF)
- Thiết kế đệm góc cho các cấu trúc lắp kính hộp (IG)
- Tính tương thích của vật liệu
- Các yếu tố về truyền dẫn âm thanh
- Các yếu tố xem xét về ánh sáng, độ chói và tiện nghi cho người ở.
- Nhiệt độ tối đa mà tường phải chịu
- Vị trí và chủng loại cảu hệ thống che nắng bên ngoài và tác động cảu chúng lên kính
- Vị trí hệ thống che nắng bên trong, độ nóng lạnh, hộp rèm và mạng lưới thông gió có thể gây ra ứng suất nhiệt của kính (hình 5.11)
- Đề xuất về vị trí và chùng loại kính an toàn cháy nổ giữa các tầng
- Đảm bảo độ kín khít đói với mọi điều kiện thời tiết, bao gồm khung, lớp trám sơ cấp và thứ cấp, hệ thống thoát nước.
- Vị trí của cấu trúc tại các điểm mà các neo sẽ được lắp phụ thuộc vào các điều kiện sau:
+ Độ võng dưới các tải trọng trong xây dựng như dự trữ nguyên vật liệu, thiết bị, các thiết bị cầm tay…
+ Độ võng dưới các tải trọng tĩnh, tải trọng động và gió hay nhiệt. Các yếu tố này đặc biệt quan trọng ở các vị trí công son và các cấu trúc chịu mỏi
+Các chuyển động chênh lệch giữa các sàn
+ Tải trọng do động đất
+ Tòa nhà rung, lắc hay vặn xoắn
- Dung sai xây dựng liên quan đến kết cấu khung hoặc trụ đỡ và các điểm móc neo
- Sự dịch chuyển của tòa nhà tại các khe giãn nở và cách nhiệt
- Lưu ý các bề mặt vật liệu ở các vị trí khi rửa có thể gây ra các vết ố bẩn, các chất cặn bám hoặc các chất hóa học trên kính
- Lắp kính an toàn, ngăn lửa và các yêu cầu khác đối với các phạm vi ứng dụng khác nhau
- Các yêu cầu về khả năng sử dụng của người khuyết tật
- Giảm bớt các chất ô nhiễm độc hại
- Độ bền va đập do các mảnh vụn
5.2. KIỂM TRA BẢN VẼ THI CÔNG VÀ VẬT LIỆU
5.2.1. Kính và lắp kính
- Nhà sản xuất kính hoặc nhà gia công cần thực hiện những việc sau đây:
– Kiểm tra và nhận xét các chi tiết
- Đánh giá cường độ của kính, độ lệch và độ chịu ứng suất nhiệt của các loại kết cấu kính cụ thể
- Cung cấp các chỉ dẫn về vận chuyển và lắp đặt phù hợp
- Các hệ thống lắp kính và các trang bị che nắng trong và ngoài có thể gây ra hiện thượng quá tải nhiệt trên bề mặt kính, gây ra các khả năng vỡ kính. Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý đối với các loại kính màu và kính phủ. Nhà sản xuất và gia công kính nên xem xét các bản vẽ kiến trúc và bản vẽ thi công để quyết định có nên dùng loại kính được xử lý nhiệt hay không. Kính dược xử lý nhiệt có thể cần thiết trong xây dựng để tuân thủ với các yếu tố thiết kế cụ thể.
- Dựa vào các yêu cầu cụ thể, các nhà sản xuất chất trám, băng keo lắp kính và gioăng đệm nên xem xét chi tiết và đánh giá ảnh hưởng của các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu này, đồng thời khuyến nghị về các ứng dụng phù hợp với sản phẩm của mình.
- Xem chương 6. Chỉ dẫn chi tiết cho lắp kính dựng để có thông tin cần thiết.
5.2.2. Các bước thao tác
- Bảo vệ khu vực thi công, làm sạch kính và khung lắp kính là nhiệm vụ của nhà thầu
- Công việc hàn hoặc làm sạch kính bằng cát hay axit trong các vùng lân cận khung kim loại hoặc kính có thể làm mờ cả hai vật liệu này và làm giảm sức bền của kính. Ngay sau khi được rửa bằng axit, kính phải được rửa lại bằng nước sạch. Lưu ý axit hydrochloric sẽ ăn mòm kính nếu không được rửa sạch ngay.
- Sơn, bê tông, vữa hoặc các vật liệu tương tự có thể gây ra các vết ố, ăn mòn hoặc làm rỗ mặt kính hoặc bề mặt kim loại nếu bị khô cứng trên bề mặt. Các vật liệu này cần được làm sạch ngay lập tức khỏi bề mặt kính hoặc bề mặt kim loại bằng nước hoặc bằng các dung môi cần thiết. Một phương pháp khác là sử dụng các tấm nhựa hoặc màng bảo vệ để bảo vệ mặt kính hoặc bề mặt kim loại. Nếu sử dụng màng bảo vệ thì nhà sản xuất màng cần xác nhận tính tương thích của vật liệu, đảm bảo không gây ra các vết ố bẩn bám hoặc ăn mòn kính và đưa ra hướng dẫn về thời hạn tối đa có thể dán trên mặt kính.
5.2.3. Móc neo và các khớp nối dãn nở
- Các khớp nối dãn nở của các thanh đố dọc không được gây áp lực lên kính do chuyển động của cấu trúc và hệ thống khung kính
- Các móc neo chịu tải gió phải cho phép có khoảng dãn nở tự do theo chiều dọc cảu các thanh đố mà không gây ra thêm các áp lực lên các thanh đố, các khớp nối đố hoặc các móc neo.
- Các thanh đố hai khẩu độ phải có neo chịu tải tĩnh được lắp gần trung điểm của đố để làm cân bằng sự co dãn lên xuống.
- Nói chung, các khớp nối dãn nở theo chiều ngang không nên vượt qua 6m. Hướng dãn nở nên bắt đầu từ trung tấm tới hướng 2 điểm cuối để hạn chế sự giao động của các khớp và do vậy giảm áp lực lên chất trám và bộ nối.
5.2.4. Độ võng của khung
- Dưới tải trọng thiết kế, độ võng đối với các thanh đố đỡ kính theo hướng vuông góc với mặt phẳng của tường phải đáp ứng được các yêu cầu của quy phạm nhưng không nên vượt quá độ dài của khẩu độ chia cho 150 (L/150) để các cạnh kính được đỡ một cách chắc chắn. Tùy trường hợp cụ thể, nhà thiết kế có thể quy định độ võng nhỏ hơn.
- Dưới tải trọng tĩnh, độ võng của các thanh khung đỡ kính nằm ngang theo hướng song song với mặt phẳng của tường không được làm giảm kích thước phủ bì của kính xuống dưới 75% so với kích thước thiết kế. Độ võng theo hướng này cũng phải được giới hạn để tạo độ hở ít nhất là 3mm giữa thanh khung và cạnh trên của tấm kính được lắp. Độ hở giữa các thanh khung và cánh cửa sổ hoặc cửa đi phía dưới là 1.5mm.
5.2.5. Dung sai lắp
- Với bất cứ khuôn cửa hình chữ nhật nào, chênh lệch độ dài các đường chéo cũng không được vượt quá 3mm.
- Độ lệch lớn nhất của các thanh đố dọc (so với dây dọi) hoặc các thanh nằm ngang (đo bằng ống thủy) cũng không được vượt quá +/- 3mm trên chiều dài 3.6m hoặc +/- 6mm trên các loại ray cửa trượt.
- Các hệ thống khung được thiết kế có chân lắp kính của các thanh ngang và dọc ở cùng mặt phẳng phải có độ hở tối đa 0.8mm tại các góc khung để tránh các áp lực không cân bằng trên mặt kính.
5.2.6. Thoát nước
- Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát tất cả các nguồn nước thẩm lậu một cách nhanh nhất. Các cạnh của kính hộp cách nhiệt, kính dán, kính cốt lưới thép, kính mờ với phim dán polyester hoặc lớp phủ silicone không được để tiếp xúc với nước và hơi ẩm trong thời gian dài để tránh gây ra hư hỏng cho chất trám của kính hộp cách nhiệt, làm bong kính dán, gây rỉ sét kính cốt lưới thép, làm bong lớp phim kính mờ và gây ra các nguy cơ nứt vỡ trên bề mặt của kính phủ.
- Kích cỡ và vị trí cụ thể của các lỗ thoát nước hay các rãnh thoát nước sẽ thay đổi tùy theo mục đích sử dụng kính. Hệ thống thoát nước phải đảm bảo nước sẽ không thâm nhập do độ lệch cỉa các thanh nằm ngang hoặc ngăn dòng chảy của nước. Kích cỡ và vị trí của các lỗ thoát nước phải cho phép việc thoát nước kịp thời. Hệ thống lắp kính thường có một lỗ nhỏ với đường kính tối thiểu 8mm tại phần tâm của thanh nằm ngang và một lỗ có đường kính 8mm hoặc các rãnh thoát nước gần mỗi điểm cuối. Một số hệ thống lắp kính yêu cầu chỉ được có 1 lỗ thoát nước hoặc rãnh thoát nước trên mỗi đầu để tránh khả năng lọt khí. Việc sử dụng các lỗ thoát có đường kính nhỏ hơn 8mm có thể dẫn đến tác động mao dẫn và ngăn cản việc thoát nước phù hợp.
- Một vài hệ thống khung có sử dụng các thanh đố dọc làm ống thoát nước tới điểm thấp nhất trước khi thoát ra ngoài. Hệ thống phải đảm bảo việc thoát nước ra bên ngoài ít nhất tại một điểm trên chiều dài của thanh đố dọc. Lưu ý tránh hiện tượng nước tích tụ trên đỉnh hoặc chảy xuống theo cạnh của kính cách nhiệt, kính dán hoặc kính cốt lưới thép trong những hệ thống này. Có thể sử dụng chi tiết chuyển hướng nước để tránh tập trung nước lên bề mặt kính, dẫn đến sự hư hỏng như đã đề cập trên.
5.2.7. Độ lọt sáng, tấm đệm và độ phủ bì của kính
- Phải có độ hở thích hợp giữa các cạnh tấm kính và xung quanh để kính không tiếp xúc với hệ thống khung và có thể tự do dịch chuyển.
Các tấm kính xử lý nhiệt lớn và vật liệu kính dán có thể cần bổ sung thêm độ hở do cạnh cong và vênh.
- kính phải được lắp đặt tại 2 gối đàn hồi tương tự nhau bằng cao su nhân tạo, EPDM, silicone hoặc vật liệu tương đương có độ cứng 85 +-5 theo phương pháp máy đo độ cứng. Vị trí thích hợp là các điểm ¼ đến 1/8 cách góc của tấm kính.
- Kích cỡ và hình dáng hợp lý của các miếng đệm kê đảm bảo đỡ toàn bộ tấm kính mà vẫn cho phép nước thoát ra ngoài thông qua các lỗ thoát. Chiều rộng của miếng đệm đỡ ít nhất phải lớn hơn chiều dày tấm kính là 3mm.
- Kê cạnh được sử dụng cho các hệ thống lắp kính khô, nhằm hạn chế chuyển dịch ngang của kính do sự dịch chuyển ngang/ sự dãn nở, độ rung lắc của tòa nhà. Không có kê cạnh có thể làm kính và khung chỉ tiếp xúc trên một cạnh (dẫn đến hư hỏng hoặc vỡ) và không tiếp xúc trên cạnh đối diện, (dẫn đến việc không khí và nước lọt vào, đồng thời làm thay đổi thiết kế lắp kính từ 4 cạnh xuống còn 3 cạnh đỡ kính). Đối với các tấm kính cao và hẹp, kê cạnh bên được định vị trong khoảng 1/3 chiều cao tấm kính cách đỉnh và đáy.
Miếng kê cạnh nên làm từ cao su nhân tạo neopren, EPDM, silicone hoặc các vật liệu đàn hồi tương thích khác. Độ cứng thông thường là 50-70 theo máy đo độ cứng. Các cục kê phải có chiều dài tối thiểu 100mm, đạt trong rãnh thẳng đứng và cách cạnh của tấm kính khoảng 3mm.
- Kê cạnh cũng được sử dụng để thích ứng với độ rung lắc đáng kể của tòa nhà và các chuyenr động do động đất. Trong quá trình thiết kế đã phải tính toán trước điều này để xác định độ cao phù hợp của chân lắp kính và độ phủ bì của kính.
- Kính cần phải có khoảng “tự do chuyển động” (dịch chuyển) trong rãnh lắp kính mà không va chạm với khung kính, đồng thời vẫn duy trì được độ phủ bì dưới các điều kiện bất lợi theo thiết kế. Tổ hợp khung thường được đệm tại tất cả 4 góc để tránh sự tiếp xúc của kính với khung, tuy nhiên vẫn để khe hở phù hợp cho các chuyển động phát sinh sau này.
- Đối với việc lắp kính ướt và hệ thống lắp kính silicone kết cấu thì có thể không cần kê cạnh.
8.Người thiết kế nên lưu ý nếu độ phủ bì cảu kính lớn hơn các thông số được chỉ ra trong hình 5.2 và bảng 5.1 thì có thể dẫn đến các ứng suất nhiệt cao ở cạnh và kính lắp có thể yêu cầu được xử lý nhiệt.
- Kính được giữ trong hệ thống bằng các nẹp đủ sâu để giữ kính dưới các tải trọng, độ chuyển vị hoặc chuyển động dự kiến, đồng thời che phủ các vết trám cạnh của kính hộp cách nhiệt.
- Hình 5.6, 5.7 và 5.8 chỉ ra các điều kiện cụ thể được yêu cầu đối với cửa đi, cửa sổ khung, cửa số bản lề xoay đứng và xoay ngang.
Thiết kế của khung kính đối với các cửa sổ có khung và cửa đi phải đảm bảo sao cho khung đỡ kính chứ không phải kính đỡ khung. Việc sử dụng các các cục kê giúp ngăn chặn sự va đập của cạnh kính lên khung và giữ cho kính được định vị wor vị trí phù hợp. kích cỡ và vị tri của cục kê đối với kính hộp cách nhiệt được thực hiện theo hướng dẫn như trong hình 5.3 tới hình 5.8.
Hình 5.3. Vị trí cục kê cho khung cố định
Cục kê có độ cứng 85+/-5 (theo phương pháp máy đo độ cứng loại A) đặt tại vị trí W/4 của cạnh kính. Độ dài cục kê phụ thuộc vào diện tích kính.
Bảng 5.1. Khuyến nghị độ phủ bì và độ hở tối thiểu của mặt&cạnh
Độ dày | Khuyến nghị mức nhỏ nhất | ||
A= bề mặt | B= cạnh | C: Độ phủ bì | |
Kính đơn | |||
mm | mm | mm | mm |
2.5 | 1.6 | 3.2 | 6.4 |
31 | 3.2 | 3.2 | 6.4 |
32 | 3.2 | 6.4 | 9.5 |
51 | 3.2 | 4.8 | 7.9 |
52 | 3.2 | 6.4 | 9.5 |
6 | 3.2 | 6.4 | 9.5 |
8 | 4.8 | 7.9 | 11.1 |
10 | 4.8 | 7.9 | 11.1 |
12 | 6.4 | 9.5 | 11.1 |
15 | 6.4 | 9.5 | 11.1 |
19 | 6.4 | 12.7 | 15.9 |
22 | 6.4 | 12.7 | 19.0 |
Kính cách nhiệt | |||
12 | 3.2 | 3.2 | 12.7 |
15 | 3.2 | 3.2 | 12.7 |
19 | 4.8 | 6.4 | 12.7 |
25 | 4.8 | 6.4 | 12.7 |
Chú thích:
1Chỉ đối với kính ủ
2Chỉ đối với kính tôi nhiệt hoàn toàn
Lưu ý: Độ hở điển hình trên có thể thay dổi tùy thuộc vào nhà sản xuất, đối với từng sản phẩm hoặc các ứng dụng cụ thể.
Độ dài cục kê theo chủng loại kê:
- Cao su neoprene, EDPM, silicone =2.7cm/m2 kính
- Gioăng khóa = 13.7cm/m2 kính
- Không nhỏ hởn 10cm cho mục 1 và 2 đối với chiều rộng kính lớn hơn 1.2m
- Không nhỏ hơn 15cm cho mục 3.
Hình 5.7. Khối lắp khuôn cánh cửa sổ và cửa đi
Chú thích: X=W/8 hoặc 5.08cm (lấy giá trị lớn hơn)
Lưu ý: Việc sử dụng 1 cục kê ở ngưỡng cửa có thể không được chấp nhận đối với kính hộp cách nhiệt. Nên tham khảo thêm các thông tin cung cấp từ nhà sản xuất về vấn đề này.
Xem mục 5.2 Kiểm tra bản vẽ thi công và vật liệu để có hướng dẫn về cục kê cửa sổ và cửa đi có khung.
Hình 5.8: Khối lắp kho con song cửa sổ thẳng đứng
Kiểu A: Cục kê có độ cứng 85+-5 có chiều dai 2.73cm/m2 kính nhưng không được nhỏ hơn 10.16cm.
5.3. THI CÔNG LẮP DỰNG KÍNH
5.3.1. Thảo luận trước khi lắp đặt
- Thảo luận trước khi lắp kính cần phải được diễn ra trước khi tiến hành lắp đặt. Toàn bộ đội xây dựng cần tham dự thảo luận tiến độ lắp dựng, các điều kiện khó khăn, các yêu cầu về lưu kho, công tác vệ sinh kính, công tác an toàn… cũng như các công việc khác trước khi thực hiện việc lắp đặt.
5.3.2. Nhận kính
- Kế hoạch vận chuyển kính cần phải được hoạch định kỹ để hạn chế thời gian lưu kho và dịch chuyển nhiều lần.
- Hạn chế việc dịch chuyển bằng cách lập kế hoạch vận chuyển theo tầng và sắp xếp các kiện hàng gần khu vực thi công nhất.
- Kiểm tra tất cả các kiện hàng tại thời điểm được chuyển đi. Nếu nghi ngờ hoặc thấy hư hại, hãy chụp ảnh trước khi hàng được dỡ xuống khỏi các phương tiện vận chuyển. Nhớ ghi chú trên vận đơn hoặc phiếu nhận hàng bất cứ chứng cứ nào về việc thiếu hụt, gian lận, hư hỏng hoặc bao bì ẩm và có chữ ký của người chịu trách nhiệm vận chuyển. Xếp riêng các kiện hàng có vấn đề và sẵn sàng tiếp cận và kiểm tra ngay lập tức khi có mặt của đại diện người vận chuyển. Kiểm tra một vài kiện hàng không bị hư hỏng để chắc chắn không có thiệt hại nào và hàng hóa vận chuyển được chấp nhận để sử dụng.
- Cần thực hiện các quá trình sau đây ngay lập tức:
– Kiểm kê vật liệu và thông báo cho người cung cấp về bất cứ thiếu hụt nào
– Chụp ảnh và thông báo về các hư hỏng hoặc thiệt hại cho người vận chuyển và yêu cầu kiểm tra ngay lập tức các kiện hàng.
5.3.3. Kho lưu kính
- Kho lưu kính ở nơi khô ráo thoáng mát, có bóng râm và không chịu tác động của mưa hay ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Tham khảo ý kiến của kỹ sư kết cấu công trình về khối lượng tối đa các kiện kính có thể lưu giữ tại mỗi vị trí được đề xuất.
- Nếu không mở kiện ngay, cần che phủ bằng các tấm che chống thấm nước những vẫn để không khí lưu thông giữa các kiện hàng này để hạn chế sự ngưng tụ độ ẩm có thể gây nên các vết ố trên mặt kính
- Nếu có thể được thì buộc các kiện hàng vào cột của tòa nhà, hoặc giữ cố định một số kiện hàng cạnh nhau bằng các tấm gỗ để tránh đổ vỡ. Các thùng hàng nên được đặt cách sàn nhà từ 50mm tới 152mm và độ cao nghiêng 25mm/giá đỡ trên 305mm, để có thể tiến hành việc mở kiện hàng dễ dàng.
- Nếu việc lưu kho kéo dài hơn dự kiến, nhà thầu nên xem xét các biện pháp lưu kho để bảo vệ kính như duy trì nhiệt độ trong kho
5.3.4. Điều kiện công việc
- Thông báo cho tổng thầu về các bước bảo vệ cần phải thực hiện cho các nhà thầu khác có liên quan đến các công việc sẽ tiếp diễn sau đó.
- Kiểm tra khung kính lắp đặt sao cho phù hợp với các tiêu chí sau đây:
– Khung có dung sai cho phép khi kiểm tra bằng quả dọi và ni vô (ống thủy)
– Lỗ cửa có dung sai cho phép đối với kích thước và độ vuông góc
– Độ hở tại góc khung nằm trong mức dung sai nhất định
– Các rãnh lắp kính phải được làm sạch các mảnh vụn và vật cản.
– hệ thống thoát nước được mở và không bị các chất cặn bẩn bám vào và cho phép nước thoát ra ngoài dễ dàng.
– Bề mặt kính không bị ẩm, bụi bẩn, dầu bôi trơn hay bất cứ tạp chất nào bám vào.
– Các bulong, đai ốc, đinh tán hoặc các đường hàn không làm giảm tầm nhìn và độ phủ bì mép kính.
– Tất cả các mối nối, khớp nối, đầu bulong hay đai ốc, đinh tán và khe chắn nước đều phải được làm kín hoàn toàn.
– Tất cả các rãnh lắp kính thép hay gỗ và các điểm tiếp xúc của hai kim loại khác nhau đều phải được sơn bảo vệ.
– Cần có diện tích tao tác cho phép lắp đặt kính một cách chính xác và an toàn.
5.3.5. Lắp đặt kính
- Điều kiện nhiệt độ trong quá trình lắp đặt phải nằm trong các giới hạn yêu cầu của nhà sản xuất chất trám và gioăng
- Đo đạc kích thước kính một cách chính xác
- Luôn sử dụng các đệm lăn để xoay kính. Xem hình 5.9
- Không để kính va chạm với khung trong qua trình lắp kính, tránh làm mẻ các cạnh kính. Rãnh lắp kính thường dễ gây vết sứt kính do vậy cần yêu cầu kính phải có kích thước chính xác và cần thận trọng trong quá trình lắp đặt.
- Luôn sử dụng các tay hút kính để di chuyển các tấm kính
- Khi các tấm kính bị hư hỏng cạnh nên được xếp riêng để nhà sản xuất kính kiểm tra. Xem hình 5.10
Yêu cầu về vật liệu:
- Một tấm gỗ dán dày 1.27 cm kích thước 30.48cm, cắt theo đường chéo
- Hai tấm kích thước 5.08cm x5.08cm x 15.24cm
- Đinh
Hình 5.9: Đệm lăn
- Một số loại kính cách nhiệt và kính dán thường được dán các nhãn hướng dẫn lắp đặt kính lên sản phẩm cảu mình như “lắp mặt này vào trong” hoặc “lắp cạnh này quay lên trên”. Giám sát lắp đặt cần chỉ dẫn cho người lắp đặt thực hiện theo các hướng dẫn này. Một vài loại kính được cung cấp với các đặc tính đặc biệt (năng lượng, an toàn) sẽ không phát huy được tính năng của nó nếu không được lắp đặt đúng.
- Trước khi hay ngay sau khi thực hiện các quá trình lắp đặt, phải bóc tất cả các nhãn được dán trên bề mặt kính, trừ trường hợp quy phạm yêu cầu phải giữ lại những nhãn này trên bề mặt kính cho đến khi hoàn tất việc kiểm tra
- Sau khi lắp đặt, mái kính lấy sáng và hệ thống kính lắp nghiêng sẽ không được sử dụng bề mặt để đi lại nữa.
5.3.6. Sau lắp đặt
- Để tránh các hư hại trên bề mặt kính, không đánh dấu hay để va chạm bất cứ vật gì trên mặt kính hoặc khung.
- Bụi công trường xây dựng, nước rò rỉ từ bê tông và các vết rỉ sét từ thép có thể kết hợp với sương hoặc nước ngưng tụ tạo thành hóa chất ăn mòn hoặc gây ra các vết ố bẩn trên bề mặt kính và kim loại. Trong quá trình xây dựng, kính và kim loại nên được làm sạch thường xuyên bằng các thợ chuyên nghiệp.
- Nếu phải hàn phía trên hoặc gần bề mặt kính, thì bề mặt kính cần được bảo vệ bằng gỗ dán hoặc các vật liệu thích hopwk để giảm khả năng các vết hàn sẽ làm hỏng bề mặt kính.
- Yêu cầu nhà thầu chính không để các vật liệu gần với kính, các vật liệu có thể gây chênh lệch làm vỡ kính.
- Kính mà đặc biệt là loại kính phủ đơn lớp có thể bị hư hại vĩnh viễn do công nhân, do các công cụ lắp đặt và các nguyên vật liệu khác. Tham khảo mục 5.2.2. Các bước thao tác để có thêm thông tin.
5.4. HỆ CHE NẮNG
Rèm, mành hoặc các thiết bị che phía trong phải tạo khoảng cách tại phía trên đỉnh và đáy hoặc một cạnh và đáy cảu cửa sổ để cho phép không khí lưu thông trên bề mặt cảu kính. Thực hiện các tiêu chí sau đây để tránh hiện tượng tích tụ nhiệt:
- Độ hở tối thiểu là 38mm ở phần đỉnh và phần đáy hoặc một mặt và phần đáy giữa rèm và kết cấu xung quanh
- Độ hở tối thiểu là 50mm giữa kính và rèm.
- Đầu ra nóng/lạnh của máy điều hòa phải nằm ở mặt phía trong phòng của rèm.
Nếu sử dụng mành và không tạo được độ hở này, có thể sử dụng chốt hãm hai chiều để hạn chế sự chuyển động cảu mành. Đối với mành ngang, chốt hãm phải giới hạn độ xoay của mành theo cả hai hướng sao cho mành có thể nằm ở vị trí 60 độ khi cửa đã được đóng ở vị trí kính nhất. Đối với mành thẳng đứng, chốt hãm sẽ được sử dụng để hạn chế chuyển động cảu mành 2 hướng sao cho tạo được khoảng cách 12mm giữa các mành khi cửa đã đóng ở vị trí kín nhất. Nếu không tuân thủ được theo các hướng dẫn trên thì phải sử dụng kính bán tôi thay cho kính ủ.
Rèm chống nắng phái ngoài sẽ tạo các vệt bóng xuyên qua kính. Kính bán tôi hoặc kính tôi có thể cần thiết được sử dụng trong một số trường hợp hạn chế các hiệu ứng do kích cỡ kính, khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời, rèm ch trong và ngoài nhà, các điều kiện, khí hậu, thiếu khả năng tạo độ hở của rèm như đã nêu ở trên hoặc vị trí lắp đặt không đúng hướng luồng không khí.