Kính xây dựng ngày nay đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong các công trình kiến trúc hiện đại. Hầu hết chúng ta đang sống và làm việc trong những ngôi nhà mà ít nhiều đều có kính. Sự hiện diện của kính tưởng như là chuyện bình thường phải có. Một số ứng dụng đặc biệt sau đây của kính phải được thiết kế bởi những kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về đặc tính của cấu trúc kính mới đưa ra được những loại kính cho phù hợp với ứng công trình xây dựng.
1. Cửa sổ quan sát cho công trình thủy cung
Với cửa sổ quan sát của các công trình thủy cung, yêu cầu thiết kế sẽ khác với yêu cầu thiết kế cho những cửa sổ trong tòa nhà theo tải trọng gió. hầu hết các loại cửa kính dày chỉ được thiết kế chịu tải trọng phân bố đều tác động trong khoảng thời gian 3 giây, ngược lại kính cho công trình thủy cung luôn phải chịu tải trọng liên tục và lâu dài. Độ lớn của tải trọng gây ra do nước cũng lớn hơn đáng kể so với gió.
Hình ảnh thủy cung sử dụng kính trong thiết kế
Áp lực tác động lên kính liên quan trực tiếp đến chiều cao cảu khối nước. Áp lực do nước tác động tăng dần từ mặt thoáng xuống đáy. Ngoài áp lực nước, cần quan tâm đến khối lượng của những động vật biển và tần suất tác động lên tấm kính.
Cửa sổ cho các bể cá lớn, bể bơi và những loại bể tương tự phải được thiết kế để đảm bảo giảm thiểu tất cả những rủi ro có thể gây ra cho con người. Trong thiết kế, cần phải lường trước rằng tấm kính có thể sẽ bị hư hại bởi nhiều nguyên nhân như tác động bên ngoài, ứng suất cơ học, ứng suất nhiệt…
Để đảm bảo an toàn, người ta sử dụng kính dán để ngăn ngừa sự hư hại hoàn toàn khi xảy ra hư hại trên một tấm kính. Không được ngâm rìa của kính dán liên tục dưới nước. Rìa của kính phải được thiết kế và xây dựng sao cho thoát được hơi ẩm trong khung kính và trính bị ngâm trong nước.
2. Cửa sổ quan sát cho chuồng thú
Theo kinh nghiệm, các tính toán kỹ thuật và thử nghiệm cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, thiết kế thích hợp là dùng kính dán với ít nhất 2 lớp bằng kính tôi nhiệt hoàn toàn. Hệ thống khung của chuồng động vật phải có một hệ thống thoát nước vì trong quá trình rửa có thể làm tích lũy hơi ẩm trong những khung lắp kính. Việc tiếp xúc lâu với hơi ẩm trong khung kính sẽ làm cho vật liệu kính dán bị tách lớp.
Hình ảnh chuồng thú sử dụng kính tại Thảo cầm viên (TP Hồ Chí Minh)
3. Bề mặt đi lại (Sàn, cầu thang, thềm cầu thang và đường dốc)
Khi lựa chọn kính, phải giảm thiểu tối đa những nguy cơ xảy ra hư hại hoàn toàn cho tấm kính. Do nguyên nhân an toàn, người ta sử dụng kính dán cho các bề mặt đi lại. Kính đơn, bao gồm cả kính tôi nhiệt hoàn toàn, không được cọi là sản phẩm an toàn cho bề mặt đi lại, bất kể dộ dày và hệ số thiết kế của nó.
Theo kinh nghiệm, bề mặt đi lại có thể bị nứt vỡ do tác động, hư hỏng bề mặt nghiêm trọng, và tải trọng tập trung. ở những nơi lưu lượng đi lại cao, sự trầy xước và những hư hại khác ở bề mặt trên của tấm kính sẽ làm mất đi sự trong suốt của tấm kính. Trong một số trường hợp, vài dứng dụng, người ta dùng một tấm phủ (có thể dỡ ra được) được đặt lên trên kính dán. Tấm phủ thường là một tấm kính tôi nhiệt hoàn toàn tương đối mỏng, liên kết với bề mặt kính dán bằng một lớp nhựa. Tấm kính này có thể được dỡ ra và thay thể khi nó bị hư hại. Các bề mặt đi lại thường được xử lý chống trơn trượt nhằm đảm bảo an toàn cho người đi lại.
4. Hệ thống tường hoàn toàn bằng kính
Có nhiều hệ thống lắp kính có sử dụng gân tăng cứng (hoặc chống kính) bằng kính ghép nối với tấm kính chính, bao gồm 1 hoặc nhiều tấm kính được bố trí theo chiều cao.
Trong mọi trường hợp, gân tăng cứng bằng kính là bộ phận đỡ của kết cấu, có tác dụng giống như thanh đố đứng và vì kèo bằng kim loại. Không có giới hạn về chiều cao đối với thiết kế tấm kính thẳng đứng. Tương tự, nhiều công trình với các hệ thống cửa ra vào hoàn toàn bằng kính cùng với các kết cấu kính ngang và kính nghiêng, cũng được thiết kế và xây dựng thành công.
Chống kính thường làm bằng kính tôi nhiệt hoàn toàn dày 19mm. Đối với hệ kính một tấm theo chiều cao, tấm kính chính có thể là kính thường, kính dán hoặc kính tôi nhiệt hoàn toàn, hoặc kính cách nhiệt sử dụng các loại kính trên. Đối với hệ kính nhiều tấm theo chiều cao thì phải dùng kính cường lực hoàn toàn. Có thể là kính một lớp hoặc hệ kính cách nhiệt.
Thiết kế hệ thống tường kính là rất phức tạp, do vậy phải được thực hiện bởi chuyên gia nắm vững những đặc tính cấu trúc của kính. Sự phức tạp trong thiết kế thường do sự khác nhau giữa các chỉ dẫn từ các nhà cung cấp các hệ thống này.
5. Hệ thống kính đỡ điểm
Kính kiến trúc đơn lớp, kính dán hoặc kính cách nhiệt thường được đỡ bằng cách giữ ở các cạnh của tấm kính. Để làm mặt bao của tòa nhà trở nên trong suốt hơn, các kỹ sư phải phát triển những phương pháp đỡ kính theo hướng giảm kích cỡ của kết cấu đỡ.
Phương pháp gắn kính vào kết cấu sử dụng bu-lông bắt trực tiếp qua các lỗ ở trên kính ngày càng trở nên phổ biến. Phương pháp lắp đặt này làm tăng độ trong suốt của mặt bao tòa nhà và mở ra thêm những lựa chọn về mặt kiến trúc với các kết nối bằng bu-lông.
Hình ảnh Mặt dựng kính sử dụng bộ kẹp chân nhện